17 tháng 3, 2013

MẬT MÃ NHÂN TÌNH

 

HỒN RỪNG


Truyện ngắn

     Một khu rừng thồ lộ non còn sót lại ở Hua Sát

THƠ HỒNG MIÊN

Xin giới thiệu với bạn đọc của “Viên cuội cần cù” bài thơ giành Giải nhất đêm thơ Nguyên tiêu Quý tỵ 2013, do Hội Văn nghệ tỉnh Điện Biên tổ chức. Đó là thi phẩm có tiêu đề: Ước nguyện tuổi trẻ” của Nguyễn Thị Hồng Miên, thuộc Chi hội Văn nghệ Trường CĐSP Điện Biên. Đồng giải nhì được trao cho các tác giả thuộc Chi hội Văn nghệ thành phố Điện Biên Phủ và Chi hội Văn nghệ huyện Điện Biên.

16 tháng 3, 2013

THỰC TRẠNG THƠ ĐIỆN BIÊN QUA KỲ XÉT TÀI TRỢ 2011

    Lần đầu tiên được đọc nhiều thơ Điện Biên  đến thế. Trong số 18 tác giả tham gia mùa tài trợ, có đến 1052 bài thơ các loại (không có trường ca); trong đó nhiều nhất là hội viên Phạm Đình Thi (180 bài); Hương Sen (103 bài); Hồng Miên (76 bài); Đỗ Vũ Xô (70 bài)… .

MỘT CHỮ TRONG THƠ


    Tôi đã nghĩ đến bài viết này từ lâu, nhưng thôi thúc đặt bút lại được bắt đầu từ lời đề nghị của nhà thơ Trương Hữu Thiêm, rằng, sẽ gửi Blog VIENCUOICANCU của tôi bài viết Bác Chiến ơi, có nghe em gọi chiều nay? 

ĐIỂM DANH BẠN BẢN - TẬP THƠ TRI ÂN GIÁO DỤC



TRUYỆN ĐƯỜNG RỪNG THỜI HIỆN ĐẠI

PGS - TS - Nhà NCPBLL - Nhà văn Văn Giá
     
Tôi đọc tập truyện Gia đình thợ mộc của Nguyễn Đức Lợi, rải rác trong mỗi thời điểm khác nhau, lần nào cũng vậy, khi gấp trang sách lại vẫn không hết cái cảm giác bỡ ngỡ về sức bút của cây bút trẻ này.

26 NĂM - VẦNG TRĂNG THỨC TRONG MÂY

      Trước đây chỉ nghe Bùi Văn Vân làm thơ, in thơ chứ chưa nghe ông viết tiểu thuyết bao giờ. Nay tận mắt đọc và bất ngờ bởi “Trăng trong mây” (NXB Quân đội nhân dân - 2007) đã được ông đốt cháy âm ỉ suốt 26 năm có lẻ, với rất nhiều kỷ niệm, cảm xúc không chỉ riêng của một quân nhân...

MỘT ẤN PHẨM LÀM ÒM GIỚI VĂN NGHỆ ĐIỆN BIÊN

     Trước hết phải nói thật rằng, tôi không khỏi xúc động trước tấm lòng yêu thơ đến độ “cuồng thi” của tác giả Phạm Quang Bá, 75 tuổi, hội viên Hội VHNT Điện Biên, khi biết được thông tin ông gửi tập bản thảo tới ngót… 200 bài thơ (một số lượng thơ nhiều gấp 4 lần thơ tôi) để làm tập sách thơ Cảm xúc thời gian mà tôi đang cầm trên tay (tất nhiên là tôi không được tặng rồi): Hôm nay ngồi đọc bài thơ/ Một mình mà thấy ngẩn ngơ rối bời/ Yêu thơ yêu lắm thơ ơi/ Đất trời mây gió biển khơi không cùng… (Thơ với người - P.Q.Bá)

CÓ PHẢI HÌNH THỨC SÁNG TẠO NGHỆ THUẬT MỚI?

     Gần đây, nhiều ý kiến của các tác giả, độc giả thơ xoay quanh một kiểu sáng tạo nghệ thuật mới là lấy thơ của người khác, rồi thay tên đổi họ, rồi lộn nháo nhào lên, làm tàn tật bản gốc đi, và nói với người không biết là sáng tác, với người biết là loại hình sáng tạo mô phỏng.

CÔ GÁI MƯỜNG THANH, THƠ ĐẦY TRONG MẮT MINH LÝ


     Cầm tập thơ Cô giáo Mường Thanh (Nhà xuất bản Văn học 2008) của tác giả Minh Lý - hội viên Hội VHNT Điện Biên, thoạt đầu tưởng rằng đây là “những vần thơ vương bụi phấn”. Thế nhưng, khi dọc hết mới thấy trong tổng thể 61 bài thì chỉ có 9 bài được tác giả viết về nghề mình. Còn lại chủ yếu là “thơ tình yêu”. ở vào cái tuổi: “Gần đi hết nửa cuộc đời / Hôm nay tôi mới là người biết yêu 

NƠI NHÓM LỬA NGHỆ THUẬT


      Sinh mệnh của Nhà văn là tác phẩm! Chân lý đó được khẳng định không phải bây giờ, mà nó đồng hành cùng nghiệp sáng tác suốt cả thế kỷ qua. Danh xưng “Nhà văn” ở đây không hẳn chỉ những người hoạt động trong lĩnh vực văn chương, mà có thể hiểu chung cho cả nền văn học nghệ thuật.

CÂU THƠ LẮNG VÀO CON CHỮ


     Cảm nhận đầu tiên khi đọc tập thơ Mái trường tôi yêu (Chi hội VHNT trường CĐSP Điện Biên) là màu sắc - một thứ màu sắc đa chiều, đa diện. Thiết tưởng, sau bao nhiêu bộn bề bút sách, nay nhập ngôn thơ không gì ngoài vấn đề dạy và học.

NƠI GẶP GỠ HAI MIỀN VĂN CHƯƠNG


     Chúng ta có thể đảm bảo rằng, Đảng và Nhà nước luôn xem VHNT như là một tổ chức chính trị xã hội của mình, như là một lực lượng không thể thiếu được trong công tác tư tưởng văn hoá. Trong những năm gần dây, Đảng - Nhà nước đã quan tâm, tài trợ to lớn giúp các trại sáng tác, các lớp tập huấn cho đội ngũ văn nghệ sĩ địa phương liên tục được mở ra, nhằm tạo điều kiện để anh chị em bứt khỏi công việc bề bộn hàng ngày, nghỉ ngơi, lưu tâm vào đầu tư và sáng tác…” (*)

"CÕI CÙN ĐỜI" THÁC ĐỜI DỮ DỘI

(Báo Văn nghệ - Hội nhà văn Việt Nam - ra ngày 21.10.2006)

   Vũ Xuân Sao 

CẢM NHẬN VỀ THỂ LOẠI TRUYỆN RẤT NGẮN


    Truyện rất ngắn, hay truyện cực ngắn, truyện mini, truyện ngắn ngắn, truyện ngắn thu gọn… ở phương Tây và Trung Quốc người ta còn gọi nó như một… tia chớp: truyện vi mô, truyện bất ngờ, truyện chớp lóe, truyện một phút, truyện một hơi khói (độ dài có khi chỉ cần một phút, hay rít một điếu thuốc là đọc xong)…

TÂM TÌNH THƠ TỈNH


     “Người cầm bút” (sáng tác văn, thơ…) được chia ra hai giới: Viết chuyên nghiệp và viết nghiệp dư. Đối với người viết chuyên nghiệp, tức là coi việc làm thơ là nghề; mà đã là nghề thì mục tiêu sống sung túc bằng nghề luôn được coi như tiêu chí phấn đấu số một.

15 tháng 3, 2013

ĐI TÌM NGƯỜI VIẾT VĂN TRẺ ĐIỆN BIÊN



CHIẾC ĐÒN GÁNH ĐỐT CHÁY THÀNH... CHỮ TÂM!


Trường Giang

Nắng quái đằng đông


Một chiều nắng quái đằng đông
Vàng hương cháy đỏ cánh đồng Cầu Đôi,
Chợ làng trống một chỗ ngồi
Chiếc đòn gánh đốt đi rồi vẫn cong...

KHÓC MẸ BẰNG TIẾNG THƠ LÒNG


Trương Hữu Thiêm

Mẹ

Cả ngày đon đả gọi mời
Bấm tay đếm được mấy lời người thưa

MẶC CẢ VỚI THẦN LINH

Nguyễn Đức Lợi

                                    Con ma nhỏ

                                     Mọi người gọi em là “con ma nhỏ”
                                    Vì khi em lên một phải “lìa đời”

CHA KHÔNG CÓ LỖI NẾU CON TỪ TỐN SỐNG


Văn Chinh
   
Tạ lỗi

Ngày con sinh có ngôi sao xanh như múa
Cha mượn tên sao cho con đăng ký làm người

OÁN ÂN TRẢ HẾT CHO ĐỜI


 Trương Hữu Thiêm

Tiết dạy cuối cùng
  
Các em gấp sách vào đi
Hôm nay thầy chẳng dạy gì được đâu

ĐỨA CON CÁ TÍNH CỦA HAI GÃ… “GIANG HỒ”


Thái Hồng


Hoa của núi
(Tặng Nhà thơ Đỗ Thị Tấc)
 
Ở độ cao gần ngàn tám trăm mét 
Say xe hay say em?
 

SỰ THẬT VỀ 3 GIẤC MƠ CỦA VĂN CAO


Văn Cao    

Giấc mơ

Dưới mái nhà
Một người đang ngủ
Với giấc mơ của những vì sao  
Những vì sao đang kể chuyện
Giấc mơ của mái nhà
Giấc mơ của một người đang ngủ

TRẢI LÒNG RA CHIẾU CÔ ĐƠN


Hoàng Lệ Thủy
  
Hình như...


Hình như anh là giọt sương
Chung chiêng giữa trời với đất

TỪNG GIỌT TRẮNG, ĐEN TÍ TÁCH VÀO LÒNG



Hồ Thanh Điền                         
                                      Cà phê

                                              
                                       Trắng muốt hoa
                                       trong ra ngoài
                                       ngoài vào trong
                                       tưởng mãi rực màu hoa

NA CÔ SA... GIA TÀI CỦA LÍNH


Tr­­ương Hữu Thiêm
   
Na Cô sa, một lần tôi tới
Tặng đồn Biên phòng 409, Na Cô Sa - Mường Tè - Lai Châu
(nay là đồn Biên phòng 411, Na Cô Sa - Mường Nhé - Điện Biên)

14 tháng 3, 2013

HỒN RỪNG

Truyện ngắn

    Một khu rừng thồ lộ non còn sót lại ở Hua Sát

NỖI NIỀM NHỮNG ĐỨA CON XA



Vũ Kiều Oanh

1 + 1 = 1,5



Truyện ngắn

    Phượng lê bước trên con đường rậm rạp. Trên trời, mây phủ nước đá xuống người. Dưới đất, dây rừng trói lấy bàn chân. Ngoài dấu thú, chẳng có bất kì tín hiệu nào của con người. Cô đã khám phá khắp năm Châu bằng những phương tiện trợ giúp di dịch tối tân cả về cách thức và tốc độ. Phượng tưng tự phụ, ngoài kiến thức khoa học, nghệ thuật và lịch sử ra, thì dường như chẳng thứ gì Phượng chưa từng được xem, được nghe. Cô đã cảm giác mạnh về những khu rừng nhiệt đới Amazon - Nam Mỹ; Rio Los Amigos - Peru; Guiana -  Pháp; “rừng say xỉn” - Nga; hay Mulu - Malaysia… Thế mà giờ, Phượng lại có một nhận kiến mới về những điều bí ẩn của thiên nhiên…
   Phượng như bị lạc vào ngọn núi “Quái Thú” ở Gia Sinh, có những con rắn mắc võng hung tợn, nuốt chửng được cả một con bò. Phượng dựng trại theo hướng dẫn của Nick chat “Sửa tâm hồn”, mà quen trên mạng. Chính anh ta (Chứ không phải cô ta - khẩu khí ấy phải của một quí ông giàu kinh nghiệm sống, và giàu cảm xúc) đã khuyên Phượng nên thay đổi môi trường, thậm chí xã hội sống trước khi quyết định tự tử. Vậy là Phượng đi. Quyết định này giống cái ngày vu qui, không quay đầu được. Phượng chọn con đường có tấm biển: “Thú ăn thịt đặc biệt nguy hiểm!”.

DÒNG HỌ ĂN CẮP

     Truyện ngắn

          Những chiếc chông đá được nước dưới vực Quan Tài ngày đêm gọt mài nhọn rợn, đang há ngoác ra chờ hứng thứ tội lỗi từ trên trần ai đổ xuống. Tôi đờ đẫn buông tay cho mâm lễ vật xin vợ tuột thoát, trôi hút vào họng lũ. Con thuỷ thần không để lại một vết mỡ loang. Dòng sông chống chếnh. Núi rừng chống chếnh. Tôi chống chếnh như vừa nuốt nhầm nắm lá ngón. Tâm trạng đứt đoạn, rời lìa như khúc guột bị băm cắt. Sự bất định và chênh chao đổ vào não một quyết tâm bất dịch. Tự vẫn! Chỉ có chôn sống mình trong lòng hãn thuỷ, mới hòng gột sạch kiếp nhục này - kiếp nhục của một thằng thanh niên tử tế, không dễ gì chịu nổi.  
  Cái giọng dài uốn éo như sợi sắn rừng của bà Đèo Pẩu - mẹ Đèo Nương - luồn từng cọng vào đáy não:
   - Dòng họ ăn cắp vĩnh viễn không thể mon men gần họ Phìa họ Tạo (họ vua họ chúa)! Nhà ta không phải là pơn thóc nếp để con chim, con chuột vào đào hang, làm tổ…

10 tháng 3, 2013

LÀ NGÀ MÙA XUÂN

(Tặng 110.000 công nhân các Khu, Cụm công nghiệp tỉnh Bình Dương
phải ở lại nhà trọ ăn tết Quý Tỵ 2013)



Giao thừa không kịp về nhà

Coi như năm tới bôn ba mút mùa…


4 tháng 3, 2013

CON VẸT LÔNG ĐEN


Truyện rất ngắn

      Bác Phu có một con vẹt đen. Một bộ lông tối tăm và quái gở. Vợ bác đòi giết nó để bồi dưỡng cho cô con dâu mới đẻ, nhưng bác không chịu. Chắc có lẽ vì nhờ có nó mà bác thoát được trận lũ ống lịch sử, chưa từng xảy ra trong vòng vài trăm năm ở quê bác.

VĂN NGHỆ SĨ


Truyện rất ngắn
         
        Khuệnh khoạng là thương hiệu của hắn.

GIA NGHIỆP


Truyện rất ngắn

Phạm Căn cầm tấm giấy dự toán tiền mổ tim của vợ mà hai mắt hoa lên. Cộng tất cả các khoản: van, máy tạo nhịp, thuốc trợ tim, tiền phẫu thuật… lên tới hơn hai trăm triệu. Nếu không nhanh bà ấy sẽ chết!

CÁI ROI


Truyện rất ngắn in GDTĐ


Mỗi lần con mắc lỗi, anh lại lấy roi trên vách xuống, quá lắm anh mới vụt một roi. Con khóc, trong lòng anh khóc và... vợ anh khóc. Những lúc như vậy chị thường hay càu nhàu:

BỆNH BÓNG ĐÈ


Truyện rất ngắn in GDTĐ


Làm vợ anh tới ngót hai mươi năm, chưa khi nào Huệ thấy anh xuống mã như vậy. Mái tóc xanh thẫm hồi mới cưới anh vẫn vùi vào lòng mỗi khi làm về mệt, giờ lắc rắc sợi vàng, sợi bạc, vừa khô vừa gãy. Nhưng ớn nhất vẫn là cái lưng.

3 tháng 3, 2013

KHẮC KHOẢI


Truyện rất ngắn in VNCN

  Bà Hủi lật ngửa ông già có cái mũi và hai vành tai bị phong ăn đỏ hoẻn ra, rồi chật vật tụt chiếc quần nhàu bẩn khỏi đôi cẳng chân cụt ngủn, vô tri như bằng gỗ. Ông già phong đơ dại, nghênh nghếch cái đầu nhểu đầy nước dãi xuống chiếc chậu tắm, để bà Hủi kỳ cọ, lau chùi tỉ mỉ trên từng centimet vuông cơ thể dập nát loang lổ. Bỗng, người bệnh rú lên, hất tung chậu nước vào mặt bà Hủi, rồi nhồng nhỗng chạy ra đường. Bà Hủi vuốt bã nước tắm lẫn máu mủ trên mặt, nhào theo. Ông y sỹ trại trưởng trầm ngâm quan sát:

THÔN THUẦN NÔNG MÀ KHÔNG CÓ RUỘNG

       Đã 20 năm tồn tại, thôn 25, xã Noong Hẹt, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên với 100% dân số là thuần nông mà lại không có lấy 1m2 ruộng. Tất cả đều lam lũ, nhưng là lam lũ cấy thuê gặt mướn. Hết vụ, nhà người ung dung thóc bồ, lợn chuồng, còn thôn 23 thì đổ người ra đường bán kem, chạy hàng xáo, đồng nát; thậm chí phải nhặt cả rác thải kiếm sống…

CON NHÀ VÕ


Truyện rất ngắn
    Lũ trẻ con Xóm Mới thường kết thúc tuổi thần tiên khi mới mười lăm, mười bảy. Thiên hạ Xóm Mới có một “miếng võ” kể cũng cungfu, đó là “ép cưới”. Đói kém, cho lập gia đình! Neo người, cho lập gia đình! Đông con, cho lập gia đình! Đòi đi học, đòi thoát ly… cũng bắt lập gia đình! Dựng vợ gả chồng cho con là “chiêu” duy nhất để các nhà giải quyết mọi mâu thuẫn.

NÀO PÊ CHẦU Ở PU LAU


Bút ký


       Khi chít bạc trắng trên đầu núi Trông Pa Y (mào gà), là lúc tết từ trên nương, trên rừng theo vào bồ, vào hòm và, vào cả những cái… “thủ lợn” còn đang thả rông trên các mảnh nương mãn vụ. Những con gà, con vịt mang trong mình vài ba yến thóc cũng đã khoe ra những bước lặc lè. Người Mông đơ Pu Lau (xã Mường Nhà, huyện Điện Biên) đang đếm lùi từng ngày để mong tới gần hơn tết chính trong năm Nào Pê Chầu. Mười một ngày. Mười ngày. Chín ngày…

NGƯỜI DÙNG MIỆNG VẼ CHỮ


Bút ký in ANTG


        Mỗi sáng, sau tiếng gà rừng nhắc canh vọng từ trên núi Pắc Bút xuống, hòa vào nhịp trống trường vọng lên từ thung lũng Động Hoa, cũng là lúc chị Mung sập cửa, khóa nhốt “hòn” vàng một cách cẩn thận. Trước khi đi, chị không quên dừng lại, áp tai lên vách. Trong khoảng không lờ nhờ, tĩnh tại của ba gian nhà vách đất vọng ra tiếng vo giấy, tiếng xô dát giường… Đôi khi là giọng nhạc vàng buồn ảo não: “Đời là vạn ngày sầu, biết tìm vui chốn nào…” (Hảo không mặc được áo, quần phải may rộng hoặc xé ống ra mới mặc được).

KHÚC KHUẤT NGÃ BA ĐÈO


Bút ký

Đèo Chiềng Đông chẳng còn âm tiếng súng. Ngã ba Cò Nòi giờ không còn lấp láp sau bạt ngàn lau và thấp thoáng ban, mà nao nao, mà sừng sững và thanh bình bởi có oai linh của những chiến sĩ thanh niên xung phong ngày đêm đứng thức, như thể canh cho Tây Bắc ngủ. Trời Cò Nòi tháng này ba mùa. Từ nửa đêm đến chín giờ sáng là mùa đông, trưa chiều là mùa hè, còn lại là thu. Heo may se sẽ, gai ốc mơn man khiến những mặt bằng bê tông thô cứng và choáng ngợp ở ngã ba đèo mềm ra như da con gái đang nói lời của mây, của gió…

KỲ VĨ PHA ĐIN


Bút ký
         
          Mùa xuân đã ngưng lại trên những quả ban, dưới cung đường tất bật đè nặng lên những chiếc gầu xúc, những thảm mìn giăng dọc hai mái núi; đánh lật từng mảng taluy đất, đá xuống để cho con đường ngoắt ngoéo, quoanh co, xếp tầng trên núi Pha Đin thấp xuống, rộng ra, thẳng hơn và ngắn lại; góp phần cùng cả con đường 6 phục vụ kịp thời mục tiêu chiến lược phát triển của vùng Tây Bắc với các vùng khác trong cả nước, cũng như với quốc tế...

2 tháng 3, 2013

CUNG VẠ TRÊN ĐÈO PHA ĐIN


Phóng sự
    Đẹp như cảnh tiên bồng. Trên đỉnh có gió hát, dưới khe có suối reo. lẩn khuất trong phập phồng mây trắng là dăm nóc nhà cỏ sơn dã và thấp thoáng giữa lá hoa, dọc hai bờ vai dốc là trâu, bò, dê, ngựa... khoác trên lưng những bộ lông nhàu nhĩ, len lét gặm cỏ; chốc chốc lại dựng vó phóng như chớp giật, cắt ngang qua những khúc cua, qua đầu những du xe đang hặm hụi “tốc” bò lên cổng trời. Cung vườn đào là cung giao thông duy nhất cung trú trên lưng tây Pha Đin (Km 391+700), thuộc Công ty sửa chũa đường bộ 226 (Công ty 226) và cũng là những người may mắn nhất trong những ngươì may mắn được gửi hồn hoà xác trong tiên cảnh ấy; chỉ tiếc, dưới con mắt người qua đường, cung vườn đào lại là cung ... “vạ”.

ĐỜI VỢ NGHIỆN



Phóng sự


    Lời giới thiệu: Thực ra, nếu không đọc PS này, tôi cũng như các bạn thừa hiểu một gia đình có người nghiện thì các thành viên khốn khổ như thế nào. Tôi đã “mực sở thị” nhiều gia đình khá giả, cả núi của dành dụm được cả một đời, lần lượt chui vào cái dọc tẩu hay cái “sơ-ranh” của chính cậu con “quý tử”. Nhưng đây lại là các bà vợ của con nghiện, nghèo rớt mùng tơi, không có “cơ sở hạ tầng” để cho chồng hút, ngày ngày phải lao động cật lực để kiếm cơm nuôi cả nhà, nuôi “cơm đen” cho đức ông chồng. Thậm chí có chị còn bán mình cho chồng hút. Thê thảm đến thế cũng là tận cùng thê thảm. Cũng may, chính quyền địa phương đã rục rịch ra tay chống tệ nạn. Chỉ cầu mong cho các bà vợ khốn khổ được nhẹ nhõm phần nào, còn hơn thế nữa, như xây dựng lại một cuộc sống hạnh phúc chẳng hạn, thú thật, chính tôi cũng chưa dám nghĩ đến…
Trần Chinh Đức

AIDS KHÔNG PHẢI LÀ… “ẾT”


   Phóng sự

    Lời giới thiệu: Tôi đồng tình với tác giả khi đề xuất một chương trình chống AIDS toàn quốc, toàn dân tham gia, toàn dân thử máu… Nhưng có lẽ tác giả quá bức xúc vì thực trạng ở một thị trấn nhỏ như Mường Ảng, chưa đến 3.000 dân mà số người nghiện, nhiễm HIV lại quá cao nên mới nghĩ vậy. Chúng ta đã quen với tác phong tâm lý “nước đến chân mới nhảy”. Bao giờ rừng bị phá hết thành đồi trọc mới ra tay diệt hết “lâm tặc”. Có lẽ AIDS cũng phải chờ đến mức đó chăng? Nhưng có thể rừng trồng lại được, còn con người đâu phải cỏ cây…
    Trần Chinh Đức

NGƯỜI NGHÈO CHIA PHẦN CHO… NGƯỜI NGHÈO


       Phóng sự

    Lời giới thiệu: Đúng là ở Tuần Giáo (Lai Châu) có một nông trường Mường Ảng trồng cây công nghiệp để làm “nhiệm vụ quan trọng” gì đó(?). Nhưng việc nông trường phải giải thể đã là câu trả lời chính xác nhất về cái đúng cái sai của một chủ trương. Thôi thì chuyện cũ không nên nhắc lại. Nhưng vấn đề là bà con sẽ sống ra sao khi một mô hình kinh tế cũ bị tan vỡ? “Mô hình” mới là nuôi rẽ bò cho những người có tiền để được ăn chia. Tạm thời cứ coi như là có việc, có tiền đong gạo. Còn đúng sai ra sao phải chờ hạ hồi phân giải. Ngày xưa, khi lập nông trường để làm nhiệm vụ quốc gia, ai dám bảo sai, ai dám nghĩ đến ngày nó giải thể?                                                                     
Trần Chinh Đức

MƯỜNG ẢNG, CHẬT VẬT NGHỀ NUÔI ONG MẬT


    Phóng sự

   Trong suốt quá trình lịch sử của mình, con người đã gắn bó với việc săn ong lấy mật. Danh từ mật ong xuất hiện rất sớm trong ngôn ngữ loài người, thậm chí còn sớm hơn cả danh từ con ong”.

MỤ ĐIÊN

Truyện rất ngắn in VNCN

Cánh cổng sắt chắn ngang đường chợ vang lên han cáu. Hôm nay mụ điên không còn vươn nổi vai, đứng dậy đón chào một ngày mới - một ngày mới của riêng mụ và chỉ có mụ mới háo hức chờ như con trẻ chờ tết.

ĐƯỜNG MÒN

Tản văn

   Trên vùng cao, tìm đến nhà nhau, bản nhau, người ta hay nói: đi qua cánh rừng kia hay, trèo qua dãy núi kia… Hỏi có đường đi không? Lắc đầu!

MẮT ĐÊM


Tản văn

   Mẹ vẫn biết, ở trên đất nước phần đa là chiến tranh này, có đến hàng vạn người như mẹ. Một bà mẹ của những đứa con liệt sĩ! Vì nhiều nên mẹ chỉ là một bà mẹ bình thường như bao bà mẹ khác. Ngót tám mươi năm ở đời, ngày ngày, mẹ vẫn lầm lũi bên những vạt rau, vạt bí, bên con lợn, con gà. Đã 43 năm kể từ ngày anh - người con trai duy nhất của mẹ - ra đi, sau sự ra đi của chồng mẹ, và người con rể duy nhất. 43 năm ấy, cứ đến ngày này, mẹ lại lấy tờ giấy báo tử đã nhàu ố mà mẹ vẫn cất cẩn thận ở trong hòm ra, dùng chiếc khăn chuyên lau bàn thờ, chùi đi chùi lại ở phần: Lý do chết.

MƯA RỪNG


Tản văn

Mưa rừng ơi, mưa rừng! Hạt mưa, nhớ ai mưa triền miên… Mưa rơi như nhắc nhở… (Huỳnh Anh)

TIẾNG ĐÊM THỦ THỈ


Tản văn

Đã lâu rồi, tôi và đêm luôn đi suốt cuộc hành trình. Và cũng lâu rồi, tôi phát hiện ra đêm không còn tĩnh mịch, yên ắng như những gì tôi được biết hồi còn tuổi ăn tuổi lớn.

LÊN MÂY ĐI CHỢ


Tản văn

Độ dăm bảy ngày người ta lại xếp gọn mọi lo toan vào góc nhà, để mau mải lên chợ. Chợ phiên - cái nơi được coi là “kho tài sản tinh thần” của cả vùng biên viễn, treo lơ lửng trên mãi mây xanh ấy, người ta có mọi thứ; kể cả những ai đã chót quên mất mình thì cũng sẽ tìm lại được chính mình.

VỀ VỚI ĐÁ


  Tản văn
   Sau hai hai năm học như “nhập thiền”, hết phổ thông, xong đại học, cuối cùng tôi vẫn vác cái bằng đỏ trở về với đá.

NÚI


 Tản văn

        Núi luôn ở trong tôi. Ngay từ hồi tôi còn rất nhỏ, cha thường bế tôi chỉ lên đỉnh núi mờ xa: “Cha chôn nhau con trên dãy yên ngựa kia”. Thảo nào mỗi lần đi rừng, tôi thấy mẹ hay đi về hướng núi!

1 tháng 3, 2013

SƠN NỮ


Truyện ngắn in GDTĐ     
     
      Sơn nữ dán vào chiều một quầng trắng nõn. Chiếc quai xạ khắc lên đôi vai tròn lẳn một vệt son roi rói. Tóc xõa. Váy giắt lên trên hai gốc vú trắng ngần, kéo chiếc gấu ngắn lại đến non đùi, ngần ngận trắng. Tất cả vừa nhúng nước. Những hạt nước đọng li ti trên đôi má hồng tơ. Đọng cả trên đôi mi bồ câu rừng, đen lay láy. Sơn nữ nở một nụ cười, cả vạt rừng sáng bừng lên sau lưng hoàng hôn. Lữ khách chết sững như bị thiên lôi trồng. Mọi linh hoạt dần ngưng động.