Văn
Cao
Giấc mơ
Dưới mái nhà
Một người đang ngủ
Với giấc mơ của những vì sao
Những vì sao đang kể chuyện
Giấc mơ của mái nhà
Lời bình của Nguyễn Đức Lợi
Sự
thật về 3 giấc mơ của Văn Cao
Đọc
lời bình bài thơ Giấc mơ của Văn Cao trên báo Văn nghệ
số 27 (5.7.2008) tôi thực sự thích thú về cách khai thác nghệ thuật của tác
giả Đào Duy Hiệp. Tôi có chung ý kiến “ấn tượng về sự kiệm lời, về một
khí quyển lạ”. Nhưng với nhận định “Mỗi giấc mơ mang một “nội dung”.
Nhưng là “nội dung”của những giấc mơ đó là gì? Phải chăng
“nội dung” của những giấc mơ, như bao đời, vẫn chỉ là những giấc mơ…”; tôi
xin đề xuất một giả thuyết khác, theo thiển ý cá nhân, rằng giấc mơ của
những vì sao, giấc mơ của mái nhà, giấc mơ của một người đang ngủ là
mơ bình thường (mơ mà không phải mơ, như ta vẫn mơ), chẳng có gì khó hiểu.
Phải
nói ngay rằng Giấc mơ là bài thơ rất thật.
Tư duy lạ, đuổi bắt, ánh lái (Giấc mơ về những giấc mơ - Đ.D.H) mà
chặt chẽ, cô kết đầy hàm nghĩa. Vào đề bằng 2 câu thơ đương nhiên về mối tương
sinh giữa con người và mái nhà, và “sinh sự” ngay từ thì khai thơ ấy. Có 2 điều
đã xảy ra ở 2 câu thơ đầu: Thứ nhất là mái nhà mà tác giả muốn
nói là một mái nhà rơm rạ, sang hơn thì ngói hóa chứ không thể là mái lầu, mái
biệt thự. Vì đơn giản, mái nhà ở đây có cảm giác rất gần, rất thấp, ngay trên
thôi (Dưới mái nhà). Hơn nữa, mái nhà lại mơ nữa. Một
mái nhà hoàn mỹ đủ đầy, chắc chắn chẳng mộng mị gì. Và như vậy là có sự “suy
nghĩ” của mái nhà mà Văn Cao đẩy đến trạng thái mơ. Thứ hai là động
từ ngủ. ở đây, có thể hiểu như là động từ nghĩ. Một
giấc ngủ theo kiểu: Ngủ chưa? Ngủ rồi! Tức là còn đang thức. Ngủ mà như nghỉ,
như trăn trở ưu tư thôi. Chủ thể người đang ngủ muốn che đậy
hóa trằn trọc, thao thức nghĩ suy đau đáu về cái sự be bé của đời sống.
Người
đang ngủ đang ngủ chung với giấc mơ của những vì
sao. Mặc dù giấc mơ của những vì sao không về Dưới mái nhà, mà từ
trên cao rọi xuống. Một sự phi lí ngoài đời, có lí trong mơ. Người ta có quyền
mơ tất cả những gì người ta thích. Giá như Văn Cao không viết hoa chữ với ở
đầu dòng 3, nhưng rõ ràng người đó đang đồng sàng Với giấc mơ của những
vì sao. Chắc chắn một điều anh ta không hề mơ, mà ước. Bởi nếu anh ta ngủ
thì anh ta không thể biết mình “ăn nằm” với ai. Mà khi còn đang thức thì không
thể gặpnhững vì sao được. Do thế nên chỉ có thể là ước. Anh ta có
vẻ như bất lực. Sự bất lực trước cuộc đời, thể hiện ở hành vi ngủ với
giấc mơ của những vì sao để mơ (ước) thế này thế khác, và,
hình tượng mái nhà - một mái nhà không tươi rói, mà anh ta lại không thể thay
đổi được.
Vì
lẽ đó, anh ta “hình dung” ra cuộc trò chuyện về mái nhà và giấc “nghỉ” bất lực
của anh ta mà các vì sao đang xôn xao bàn tán. Hay nói cách khác, lương tâm anh
ta đang đấu tranh, rằng vì sao mái nhà rất gần (Dưới mái nhà) lại xa xôi
ngoài tầm với thế. Và anh ta nữa, cô đơn, trăn trở, bế tắc thế… thể hiện qua
việc những vì sao phải mơ hộ anh ta!
Giấc
mơ của những vì sao tồn tại theo thuyết bất hợp lí, bởi nghe được chuyện người
khác mơ là điều không tưởng, ấy là chưa muốn nói tới giấc mơ thiên hà, nhưng nó
vẫn tồn tại, vẫn hiện hữu và được chấp nhận. Bởi, nó chính là tiếng thổn thức
tâm can thơ.
Thế
là, thuyết người đang ngủ ước chứ không mơ càng có cơ sở hơn
khi anh ta không thể hiểu được cuộc trò chuyện của những vì sao về mái nhà của
anh ta, về cả anh ta nữa. Cho nên, anh ta chỉ còn biết ước làm sao có được một
giấc mơ của những vì sao; và giấc mơ của những vì sao đó rằng là, sẽ nhắn nhủ
anh ta, ngăn cản anh ta, trong cái thời buổi người khôn của khó này hãy đọa đày
mình ít thôi, hãy nghiện ngập ít thôi, nhất là đối với nàng thơ ấy.
Còn Giấc
mơ của mái nhà? Hẳn là một cuộc chất vấn chủ nhân về cái ngoại mã của mình,
và rồi thì mơ (ước) giá như ông chủ đừng là kẻ thơ mà là kẻ
doanh, kẻ quan thì mình lộng lẫy phải biết!
Cuối
cùng, như lẽ đương nhiên ngủ-thức, anh ta bừng tỉnh và giằng xé về cái tài, cái
tai của mình. Một sự giằng xé ẩn khuất sau cả bài thơ. Hình ảnh mái nhà đơn sơ
đã nói hộ anh ta theo cách “chó gầy hổ mặt người nuôi”, nên khi nhìn vào nó -
cái cuộc hôn nhân chính thức với anh ta ấy - ai cũng dễ dàng luận ra tư chất
của chủ nhân: tài - kém, sang - hèn…
Toàn
bài thơ là một cuộc hành trình tự vấn, được vay mượn bì vỏ là 3 giấc mơ. Cuối
cùng 3 cuộc hành trình mơ đều nhập về cõi tác giả - một kiếp
tù nhân thơ./
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét