Hoàng
Lệ Thủy
Hình như...
Hình
như anh là giọt sương
Khát
mà không sao hứng được
Nên
môi em mãi hé chờ.
Hình
như anh là gió mát
Thoảng
qua giữa nắng trưa hè
Thèm
thuồng hít đầy vòm ngực
Nên
con tim mãi đê mê.
Hình
như anh là thác lũ
Cuốn
em ào ạt theo dòng
Em
không muốn làm hòn cuội
Sợ
lũ đi rồi
còn
lại cuội đơn côi.
Em
là em thôi, anh nhỉ !
Cả
tin nên mãi dại khờ
Hình
như anh là dấu hỏi
Nên
lặng im mãi đến giờ.
Lời bình của Nguyễn Đức Lợi
Trải
lòng ra chiếu... cô đơn
Trong bất kỳ
cuộc đời nào, hình như (điều không hiểu nổi) là “món ăn”
thường xuyên, chỉ ngặt nỗi có biết cách nói ra hay, có tiện nói ra không thôi.
Hoàng Lệ Thủy đang tâm sự về những điều không thể hiểu nổi, không thể hiểu đúng
ấy cho tất cả mọi người. Lúc bình thường, đọc Hình như (in trên tạp
chí Suối Reo, số 123, tháng 3 năm 2005) thấy tâm trạng. Lúc lòng
đầy ắp tâm trạng, gặp trong Hình Nhưsự đồng cảm, day dứt và trống
trải khôn cùng. Hình như tác giả không làm thơ đơn thuần bằng
kỹ năng nghề nghiệp, mà là đang đem lòng mình phơi ra chiếu... cô đơn! Không
phải hình như mà chắc chắn thế. Chắc chắn thơ được tuôn ra bằng con đường… tâm
sự. Và, thường là tất cả những bài thơ như thế (giãi bày niềm nỗi) đều là thơ
hay.
Có phải anh là
giọt sương thăm thẳm, hay đang là cơn gió mát lành tung tăng vui đùa tận miền
xa... của gió? Rồi anh bất ngờ là cơn lũ, cuốn em dữ dội... về đâu? Em không
muốn làm hòn cuội vì lo sợ khi anh đi rồi em sẽ lại cô đơn! Hoàng Lệ Thủy lạ
khác. Trong khi, rất nhiều người muốn làm hòn cuội để được tồn vinh vĩnh hằng
(bao gồm cả người viết bài bình này - vì cuội là sự kết tinh của thiên nhiên vĩ
đại), cho dù sự vĩnh hằng đó có chìm lỉm tận đáy sâu, hay may mắn được lộ mình
lên trong lòng nước cạn. Hoàng Lệ Thủy không muốn cõi trăm năm của mình buồn le
lói, mà: “Thà một phút huy hoàng rồi chợt tắt” (Xuân Diệu)…
Hạnh phúc vốn
một mình không “kiếm” được. Đời trần (trừ thiên đàng và địa phủ - vì không
hiểu) không ai là không mong mỏi hạnh phúc, nhưng nỗi mong mỏi trở thành mòn
mỏi cũng nào phải hiếm hoi gì. Có khi hạnh phúc thừa dư, nhưng vẫn canh cánh đi
tìm những hạnh phúc khác. Nhân vật anh của Hoàng Lệ
Thủy có lẽ là người như thế. Anh ta không nhìn thấy nhân vật em -
hiện thân của tác giả - là hạnh phúc kim cương, là vĩnh hằng phát lộ! Và thường
thì, người mưu cầu quá nhiều hạnh phúc sẽ chẳng có mảy may bất cứ một hạnh phúc
nào. ở đây, rõ ràng anh đang đánh mất một cơn
khát, một nỗi thèm thuồng và một sự cả
tin. Tất cả chỉ có trong con người yêu anh ta đến... sẵn sàng chết
được. Vậy thì anh còn lang thang ở đâu nữa? Anh định
làm dấu hỏi đến bao giờ?
Hoàng Lệ Thủy
khát, thèm… nhưng khát, thèm trong hai chữ cả tin. Tất cả đi
đến một minh chứng là, nhân vật em rất tốt. Người tốt
thường cả tin vì tưởng ai cũng như mình, thật thà và tốt bụng. Theo dọc mạch
thơ Hình như, ta gặp một tình yêu thủy chung đến khát khao,
cháy bỏng. Cho dù anh như một sự... chẳng có thật trên
đời. Anh tồn tại nhờ giả thuyết phi lý, phi lý ngay cả
ở cái nơi anh ta ở: “Chung chiêng giữa đất với trời”. ở đây,
cái giọt sương anh ta tan biến, vì chỉ có thể ở vị trí
giữa trời và đất chứ không thể ở trong mối quan hệ giữa
đất với trời, vì trong trường hợp này, không can dự gì
đến “tình cảm riêng tư” của trời và đất(!) Và thế là, cái anh chàng giọt
sương có thật này vô hình chung xen vào giữa cái không có, không
hiện hữu cho nên anh ta tất nhiên… tan ra! Một lúc khác, anh ta lại xuất hiện…
Chẳng phải tại
em chỉ là em thôi, còn anh hình như là dấu hỏi nên gọi mãi chẳng thấy anh thưa
đâu; mà im lặng trong trường nghĩa này, đích thị là
miếng võ thứ 36 của họ Khổng rồi, tẩu vi thượng sách…
Trong lộ trình Hình như, cỗ
xa mã (độc giả) bỗng dưng gặp một ngọn thác dữ: “Cuốn em ào ạt theo
dòng”. Nếu cứ theo dụng ý thể hiện của Hoàng Lệ Thủy thì sự gặp gỡ
không mong muốn này phải được nhân vật em biết trước
khi khát khao, thèm thuồng đến đê mê rồi chứ. (Tức là phải được đặt ở vị trí
đầu bài thơ). Vì, em cả tin rồi, dại khờ rồi, đến nỗi để anh (lợi dụng) mang đi
của em tất cả. Không hiểu nổi anh nữa anh ạ! Em yêu anh là sự thật, nhớ anh,
khát anh cũng là sự thật cơ mà. Sao anh nỡ... Chính thế em mới bị mê hoặc, vô
định. Khi thì thấy anh là giọt sương xa xăm không sở hữu được. Lúc lại thấy anh
là cơn gió, ập đến đúng lúc em đang muốn thèm, để cho em được thỏa sức hít đến
no nê, thỏa mãn tất thảy mọi sự mát lành; rồi lại vội vã ào đi. Liệu có phải vì
tác giả tâm trạng nên thơ tâm trạng? Có phải tác giả đang bất định, chơi vơi;
nhân vật đang bất định, chơi vơi nên, thơ cũng bất định, chơi vơi?
Nhưng cuối
cùng, có chấp nhận hay không chấp nhận chút “riêng tư” của cặp song sinh Hoàng
Lệ Thủy - Hình như, thì vẫn thấy cái dấu hỏi của cuộc đời ấy đã,
đang và sẽ là của mình. Cảm ơn Hoàng Lệ Thủy và, cảm ơn cái hình
như trong mỗi cuộc đời, vì nó là thứ bất kỳ nhà thơ nào cũng đều muốn
có - chất liệu thơ!
Điện
Biên những ngày đầu tháng 06.2009
/htm� � g �} ��x �} @�{ ến nồng nàn bông hoa bé nhỏ, sớm nở tối tàn như thương chính anh
vậy. Hành trình ngắn ngủi của cái sự trắng muốt từ trong ra ngoài, từ ngoài vào trong ấy, tựa như con côn trùng từ lúc sinh
ra tới lúc lên “lão”, vẫn ước mong cháy bỏng rằng, dù chỉ một lần trong đời,
được chứng kiến cả thiên bình minh lẫn áng hoàng hôn rực rỡ. Sau màu trắng, là đỏ vỏ chín. Trước tưởng hoa
trắng mãi. Giờ lại, tưởng quả ngọt mãi. Không! Hoa úa để nụ non, quả ngọt để hạt đắng. Một cuộc tiến hóa
ngạt ngào hương vị và lúc lỉu cảm xúc! Để rồi cái đích của, cuối cùng hoa trắng đến trinh bạch cả lòng người ấy là,
trùng trùng những giọt đắng
đen!
Bài
thơ như một chiếc phin pha, tí tách, tí tách nhỏ từng giọt, từng giọt đắng đen vào lòng, vào hồn... và, lẽ dĩ nhiên
là chỉ nhỏ vào những, ai người
đam mê chờ đợi! “Chiếc phin” đen,
trắng, đắng, ngọt ấy chỉ được
sinh ra khi những bông hoa trắng buốt màu sương lạnh đã khai thì. Mênh mông
thảo nguyên, mỗi độ đông về xứ Bắc, xen lẫn màu xanh của lá, màu đỏ của quả
chín gạn mùa, là màu trắng tinh khiết của những nốt hoa nhỏ nhắn xinh xinh, rồi
màu trắng của sương sa, và cả màu của những chiếc nón trắng, ngấm trắng màu mồ
hôi muối... Triệu triệu bông hoa mong manh mệnh phận, cần mẫn như triệu triệu
con ong gom góp niềm vui, nỗi hả hê, và sự sảng khoái cho đời - một cuộc cần
lao truyền kiếp của loài hoa... đắng!
Cà
phê - một cõi thanh thực. Và, cái cõi thanh thực thi nhã đó không thể không có
Hồ Thanh Điền! Anh bị những giọt cà phê đen buốt, ám ảnh! Nên, thơ anh ám ảnh!
Khiến, tôi ám ảnh! Bông hoa trắng tinh khôi đang còm cõi vắt mình, cũng rơn rơn
ám ảnh! Hồ Thanh Điền bắt bạn, ép tôi và có thể là buộc người khác nữa điểm tâm
thơ anh vào mỗi ban mai, khi mà còn chưa có tí gì dằn bụng. Những giọt thơ đen
đắng nhưng lúng liếng, long lanh đang lặn vào da thịt, kích thích sự minh mẫn
và quyết đoán. Cà phê sẽ chẳng là cà phê nếu, Hồ Thanh Điền
đem đổ đường vào giống như � h �} @�{ “ngố tàu” ban đầu của tôi. Hay nói cách
khác, tất cả sự dị thường và chát đắng giấu trong cái bình thường và ngọt ngào
ấy, chính là thơ Hồ Thanh Điền!
Điện Biên Phủ 22h56, ngày 03.12.2008
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét