Trường
Giang
Nắng
quái đằng đông
Một chiều nắng quái đằng đông
Vàng hương cháy đỏ cánh đồng Cầu Đôi,
Chợ làng trống một chỗ ngồi
Chiếc đòn gánh đốt đi rồi vẫn cong...
Lời bình của Nguyễn Đức Lợi
Chiếc đòn gánh đốt,
cháy
thành chữ…TÂM!
Tình
cờ đọc được “Nắng quái đằng đông” của tác giả Trường Giang, tham gia cuộc thi
“Tứ tuyệt mở rộng” do Tạp chí Kiến thức ngày nay tổ chức năm 2009, tôi đã thấy
có một cái chuông, len vào lòng mình mà rung. Đã thế, đề tài cuộc thi là “Khai
tâm”, với mục đích: “Khai mở tâm trí, chấn
hưng và toả sáng đạo đức” nên cứ như cái cánh cửa, lách cách
mở ra mọi giác quan thức tỉnh lương tri vốn đang cơn ngủ gật ở trong
mình. Đến khi biết tin “Nắng quái đằng đông” đoạt giải nhì (không có giải
nhất), tiếng chuông ấy, lần này, giục giã liên hồi kỳ trận. Dường như không moi
nó ra thì không thể ngủ, không thể ăn và không thể chơi gì cho được.
Vì
là “Tứ tuyệt mở rộng” nên bài thơ được làm ở thể lục bát. Như nhiều bài thơ đã
đọc của Trường Giang, “Nắng quái đằng đông” cũng quen thuộc với những câu chữ
trong sáng, mạch lạc, hàm nghĩa, dễ đọc và dễ thuộc. Có điều lần này, cảm giác
như lạc vào một khoảng trời lạ - khoảng trời của niềm nỗi trắc ẩn, xót xa! ở
đó, mọi thứ như hư hình, hư ảnh. Một hình ảnh thực, và cũng là “nhân vật chủ
đạo” duy nhất trong bài thơ chính là… chiếc đòn gánh. Cái hiện vật mà ẩn khuất
trong nó, lung linh trong nó một hình nhân chập chờn, chập chờn theo từng luồng
suy ngợi. Kì lạ là, “nhân vật chính” xuất hiện trong cái bối cảnh đã… thành
than! Chiếc đòn gánh bằng than cứ còng lên một cách oằn oại trong cơn hỏa lễ. Nó
rốc kiệt và lụi tàn. Nó quằn quại và vĩnh biệt! Nhưng, cái hành vi chấm hết của
một hiện thực ấy, ngay lập tức đã lại khai sinh ra một quan niệm nhân tâm khác.
Một quan niệm nhân tâm vĩnh hằng. Có một cuộc hồi sinh khi “nhân vật” đòn gánh
đã… đi xa! Cái cuộc sống luân hồi ấy, là hành trình của nhân tâm và đạo thiện.
Hay nói cách khác, hình ảnh chiếc đòn gánh “đốt đi rồi vẫn cong” chính là hình
ảnh của một con người, ẩn lánh phía sau nó. Một con người, ít nhất cũng vật vã
chẳng kém gì chiếc đòn gánh khốn khó, cong oằn cong oại, đến nỗi đã đốt đi rồi,
vĩnh viễn mất đi rồi vẫn không thoát khỏi cái cuộc kiếp cổ cày vai bừa.
Chữ
“Khai tâm” theo tiêu chí của cuộc thi được tìm thấy ở câu “chuyển”: Chợ
làng trống một chỗ ngồi. Chỗ ngồi ấy, thoát ra ngoài quan niệm “Vắng
cô thì chợ vẫn đông/Cô đi lấy chồng thì chợ vẫn vui”. Vậy ắt thì, cái nhân
vật trữ tình khuất nấp phía sau “chị” đòn gánh kia phải đáng chú ý lắm thiên hạ
mới nhớ ra một khoảng trống con con, lành lạnh, sót lại như thế. Sống ở đời,
được người nhớ đến thật khó. Nhất lại là con người cả đời đặt quang gánh trên
vai, chứ không phải nhân vật cả đời đặt giang sơn xã tắc lên vai. Vậy thì chỉ
còn một giả thiết, con người ấy phải là một mẫu mực của đạo thiện, nhân cách và
lý trí. Con người ấy phải là tấm gương của lương tri, của bản ngã nhân tâm đang
ngày một hiếm hoi trên vạn nẻo đường đời.
Nhân
tâm ở chỗ ấy. Nó khai mở cho mỗi con người sự hướng cội, hướng nguồn và hướng
tâm. Nó giúp cho người ta thánh thiện hơn, trong sáng hơn và ân cần hơn trước
đồng loại. Mọi sự luân hồi, cuối cùng rồi cũng trở về với chữ TÂM. Một chữ thôi
mà phải phấn đấu cả đời, rèn dũa cả đời và tu tích cả đời mới hòng “chợ làng”
(vốn góp mặt đủ cả: người, bò, dê, chó…) nhớ, và thương xót. Bài thơ được giải
như thể khẳng định thêm về nghệ thuật làm thơ, chơi thơ và cũng lao lực vì thơ
của tác giả Trường Giang. Ông vốn xem thơ như một phong cách SốNG (đọc thơ biết
người) ở giữa cuộc đời này. Một lần nữa ông lại đúng. Đúng với “Khai tâm” và
đúng với “Nắng quái đằng đông”…
Tằng
quái 07.05.2010
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét