2 tháng 3, 2013

MƯỜNG ẢNG, CHẬT VẬT NGHỀ NUÔI ONG MẬT


    Phóng sự

   Trong suốt quá trình lịch sử của mình, con người đã gắn bó với việc săn ong lấy mật. Danh từ mật ong xuất hiện rất sớm trong ngôn ngữ loài người, thậm chí còn sớm hơn cả danh từ con ong”.
      Một chút lịch sử
        Việc săn ong lấy mật được các nhà khảo cổ phát hiện qua một số bức vẽ ở Tây Ban Nha có niên đại từ 6.000 năm đến 9.000 năm trước công nguyên. Muộn hơn là những thể hiện về việc đục đẽo, hun khói... cũng từ những bức vẽ ở Nam Phi, Zim ba bwe. Lục địa á từng có tranh mô phỏng những đàn ong Apis đrô sa ta của người ấn Độ, hay giống Apis Ce na ra của người Srilan ca... , và cũng nhờ có hội hoạ mà người ta biết được rằng, cách đây 2.500 năm trước công nguyên, nghề nuôi ong lấy mật của người Ai Cập đã phát triển đến độ thịnh vượng thông qua những mảnh vỡ đõ ong (bằng gỗ và cả bằng sành) hoặc những ghi chép tỷ mỷ về sản lượng sau thu hoạch. Vì thế mà tới triều đại vua Ra me Ses III (1198 - 1267) trước công nguyên đã dâng cúng thần sông Nil tới...15 tấn mật ong. ở Trung Quốc và khu vực đông nam á giống ong châu á Apis Ce na ra được nuôi và nghiên cứu đã hàng ngàn năm nay. Theo sát quá trình tiến tới văn minh, vào những năm 50 của thể kỷ 20, 50% đàn ong nuôi ở Việt nam đã được đưa vào trong thùng nuôi hiện đại (khai thác công nghiệp). Đặc biệt ngoài sự hiện hữu ở các tỉnh rừng núi, trung du, tây nguyên ra; ở các tỉnh cực Nam - nơi có rừng tràm ngập mặn - còn khắc chế và có một phương thức nuôi ong đặc biệt kinh ngạc: gác kèo! với loài ong đặc biệt hung hãn: Apis đrô sa ta (ong khoái)! cho thu bội mật. Nhưng có lẽ bắt đầu từ năm 1960, khi mà một loài ong được xuất phát từ Italia với tính năng và hiệu xuất cực kỳ hấp dẫn, vượt qua biên giới Hồng Kông vào Tây Nguyên Việt nam thì con Apis Ce na ra được mang một cái tên mới (ong nội) và một vận mệnh mới, có điều là đi xuống, với nhiều nguy cơ diệt vong bởi tính kém cỏi và bản dã hung hãn của nó; tất nhiên, sự tụt vực của con ong nội hoang dã một phần có sự “đóng góp tích cực” của loài người bằng cách tàn phá không thương tiếc nguồn mật sống duy nhất đó là: rừng ! Ngược lại, cuốn theo việc sản xuất một cách quy mô ngày càng ồ ạt của các loại cây ăn trái, con Apis me lli fe ra (ong ý) trải qua hơn 40 năm tạo dựng và phát triển, đã phổ biến đến từng ngõ ngách, làng bản với chức năng xoá đói giảm nghèo, đã lên tới 500 vạn đàn; và ít nhiều làm tròn sứ mệnh giảm nghèo - tăng giầu của nó.
      Con ong và sự thử thách của người nghèo
       Bắt đầu từ những chai mật ong giả của một lão nông dân đặc quánh, có cái tên hiền như một con tằm già, thường trú ngay trong Thị trấn Mường ảng (Tuần giáo - Điện biên); không biết từ bao giờ lão này được thiên phú cho một cái “tài” nấu bí thành ... mật, rồi thuê rặt một tuồng du thực mang “biển” giả người dân tộc thiểu số, chỉ phát độc một loại “sóng ngắn” và bán những chai mật sóng sánh với giá rẻ bất ngờ. Người Mường ảng dù có lọc lõi đến mấy cũng không ai là không được thưởng một lần cái thứ mùi ủng ẳn ào ạt tuôn ra từ ngõng những chai mật chỉ sau khi mua về... 3 ngày; thậm chí chẳng thèm kiêng dè xông thẳng lên mũi các vị có trách nhiệm ở mãi trên cao, và hậu quả của sự hỗn xược ấy là việc gã nông phu có cái tên hiền như một con tằm già kia phải vào nhà đá, đếm đủ 2.555 tờ lịch nhật cho tội làm và tiêu thụ hàng giả. Nhưng rồi nhờ thế mà nảy ra “những sự thức thời hiếm hoi”, một vài người có ngón nghề độc đắc, chuyên bắt ong soi (giống nội hoang dã) để dụ cả đàn ở rừng về nuôi - nhân trước đây lạc vào bản của bà con vùng cao, trong cơn rét lả vừa được cho ăn, vừa được cho mặc lại được cho nghề-  giờ là dịp bung ra những chai mật thứ thiệt, nhưng với giá thòng lọng: 100 ngàn đồng/ chai 65ml, mà còn phải săn săn đón đón, đi đi về về, ơn ơn huệ huệ mới được bán cho (!) Để tất cả những ai có nhu cầu dùng mật được đối sử công bằng và được tôn trọng, mùa mật 2000- 2001, 15 đàn ong ý đầu tiên được những gia đình dưới nghèo ở đây đưa từ mãi bên kia Pha Đin về trước sự lên án thô bạo của một bộ phận người bản địa: “Con ong tây này ăn mỗnđường nên  ra mật đường”, ý kiến khác thì nhất định phải kiện: “Dòng mũi lõ phá hoa như bão, không trục xuất nó còn ối quả mà xơi”... . Và nhất là sau vòng quay mật đầu tiên, con ong “mũi lõ” kể như dị sản bởi một chai mật của nó, sau khi được cân nhắc, bán ra chỉ vẻn vẹn bằng 1/4 chai mật ong nội: “Mặc kệ mọi sự tẩy chay quá quắt”. Chị Đặng Thị Khuyên (K7) quả quyết: Bằng những giãy dụa của một người “âm” nặng do phải chữa chạy bệnh não cho chồng, qua 4 năm giật vá đã nhích dần từ 5 đàn ong giống lên hàng... 100 đàn; rồi hàng năm lại “vác” ong chạy theo những mùa hoa, đủ mọi phương trời (nhiều khi vác ong đi cả 4-5 trăm km rồi lại về không do mưa bão, hay hoa không có mật - điều này chỉ con ong mới biết). Trong mỗi giọt mật thấm đẫm vị mặn mòi của mồ hôi đổ xuống, có sản phẩm rồi mới ngấm cái vị đắng trong những tấn mật ngọt. Người nuôi ong tự hỏi: “Nhọc nhằn làm ra giọt mật để làm gì ?”
       “Làm cho Nhà nước” mà chưa bán được cho Nhà nước.
         “Buổi có vài đàn, thu được vài ba chục kg mật, thấy người ta lùng sục mua gom cho nhà nước mà tiếc. Đến khi quyết tâm làm lên dăn ba tấn, cạy cục gõ cửa tứ phương lại bị khước từ trắng trợn”. Chẳng dừng lại ở gần, phải rủ nhau đi xa hơn mới mong vỡ nhẽ... và được biết: ở thật xa phía đầu con lộ 6, mùa mật 2002 - 2003, vì những lý do khó hiểu, những vị đại diện nhà nước sau khi thấy không đủ sản lượng ký kết xuất khẩu cho đối tác đã “mách nước” để người nuôi ong trên cao nguyên Châu Mộc đổ đường vào tổ ong, rồi quay ra và gọi thứ thành quả đó là mật đệm, thu mua với giá 12 ngàn đồng / kg thay vì 17 ngàn đến 18 ngàn đồng/ kg mật đơn hoa tiêu chuẩn. Định mệnh lặp lại bài toán của lão nông chân chất có cái tên hiền như một con tằm già ở Mường ảng; thứ mùi ủng ẳn của mật đệm không tài nào qua nổi bộ “mũi lõ” vốn trên cả hoàn hảo của mấy ông tây, vậy là hợp đồng xuất khẩu ... “đứt cước”. Sản phẩm mật ong “đóng băng” từ vụ trước tới tận vụ này, để rồi những người có trách nhiệm phải lãnh trách nhiệm, những người rút kinh nghiệm khẳng định đã có kinh nghiệm, còn những người thiệt thòi thì vẫn đang thiệt thòi...
       Quay lại chuyện nuôi ong ở Mường ảng cũng nhờ những bài học nẩy lử từ đầu cộng với sự phấn đấu chân chính của Hội Nuôi Ong Kết Nghĩa: Phương châm “Làm cho nhà nước” với tiêu chí khắt khe về “mật ong sạch”, “mật tiêu chuẩn”... chỉ còn biết từng bước chậm rãi tiến vào tiêu thụ nội địa: từ Hải Phòng, Hà Nội, Nam Định, Thái Bình đến Ninh Bình, Phú Thọ... . Một vài chục tấn mật, phấn tiêu chuẩn được rao vặt kèm theo một sự tôn trọng đang cố  được gửi gắm tối đa đến tận tay từng người tiêu dùng. Tuy nhiên, tầm tay của người nuôi ong còn ngắn lắm, hy vọng ngành ong Việt nam sớm có những chính sách cụ thể, đủ điều kiện thuận lợi để phối hợp với cơ sở phát huy mạnh mẽ những gì vốn có (tính riêng năm 1998, cả nước với 5 Công ty ong là: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Đắc Lắc và Phương Nam đã xuất khẩu được 4.200 tấn mật, 16 tấn sáp, 5 tấn phấn hoa và 1tấn sữa ong chúa, kim ngạch đạt xấp xỉ 1.000.000USD) bởi theo nhiều tài liệu nghiên cứu nghiêm túc thì phẩm chất mật ong Việt Nam được đánh giá cao hơn hẳn so với các nước trong khu vực; điều đó khẳng định tính khích thích nhập khẩu mật ong Việt nam của các nước đối tác. Còn nữa, theo các nhà kinh tế học thì đầu tư cho ngành ong không lớn, ít rủi ro mà lợi nhuận lại vượt trội (1đồng vốn người nuôi ong bỏ ra có thể thu được 4,06đồng trị giá hay 3,10đồng lợi nhuận; trong khi bỏ ra 1 đồng cho các ngành sản xuất nông nghiệp khác chỉ đạt 1,89 đồng giá trị = 0,9đồng lợi nhuận) nhưng có lẽ có một cái được lớn hơn là đã nuôi ong thì phải bảo tồn sinh thái rừng, tính bền vững này đã được GS Võ Quý bảo vệ và áp dụng thành công trên nhiều địa phương...

***
           
       Vẫn biết tính thì thế, nghề nuôi ong mật chưa phải đã hết chật vật. Xuất phát từ lòng tham lam của một bộ phận con người mà đã “báo tử” cho cả một ngành trong ít nhất 2 năm qua; và cũng chỉ vì thế mà ở Mường ảng người ta hơn một lần làm những bản Tổng kết tình hình phát triển kinh tế ở địa phương để báo cáo lên cấp trên, chi tiết đến từng con gà, con cá... còn con ong thì vẫn long đong “ngoài vòng pháp luật”. Như vậy thì, người nuôi ong luôn vẫn hỏi: “Sao nhà nước ở xa thế?”


Không có nhận xét nào :

Đăng nhận xét