Sinh mệnh của Nhà văn là tác phẩm!
Chân lý đó được khẳng định không phải bây giờ, mà nó đồng hành cùng nghiệp sáng
tác suốt cả thế kỷ qua. Danh xưng “Nhà văn” ở đây không hẳn chỉ những người
hoạt động trong lĩnh vực văn chương, mà có thể hiểu chung cho cả nền văn học
nghệ thuật.
Chỉ có Nhà văn, Nhà thơ, Nhạc sĩ… chứ không có Nhà văn, Nhà thơ, Nhạc sĩ trung ương hay Nhà văn, Nhà thơ, Nhạc sĩ địa phương. Và, phàm đã là văn nghệ sĩ thì tác phẩm mới là “cân” đo chiều cao, độ sâu chứ chức vị hay sự giầu có về tiền bạc không thể thay thế…
Chỉ có Nhà văn, Nhà thơ, Nhạc sĩ… chứ không có Nhà văn, Nhà thơ, Nhạc sĩ trung ương hay Nhà văn, Nhà thơ, Nhạc sĩ địa phương. Và, phàm đã là văn nghệ sĩ thì tác phẩm mới là “cân” đo chiều cao, độ sâu chứ chức vị hay sự giầu có về tiền bạc không thể thay thế…
Đảng
và Nhà nước luôn xem văn học nghệ thuật như là một tổ chức chính trị xã hội của
mình, như là một lực lượng không thể thiếu được trong công tác tư tưởng văn
hoá. Trong những năm gần dây, Đảng - Nhà nước đã quan tâm, tài trợ to lớn giúp
các trại sáng tác, các lớp tập huấn cho đội ngũ văn nghệ sĩ địa phương liên tục
được mở ra, nhằm tạo điều kiện để anh chị em bứt khỏi công việc bề bộn hàng
ngày, nghỉ ngơi, lưu tâm vào đầu tư và sáng tác… (lời phát biểu
của nhà văn Đỗ Kim Cuông – uỷ viên Đoàn chủ tịch UB toàn Quốc, vụ trưởng Vụ văn
nghệ, Ban tư tưởng văn hoá Trung ương). Như làm chỗ dựa chắc chắn
cho nhận định trên, Tổng bí thư Nông Đức Mạnh trong một dịp nói chuyện với các
văn nghệ sĩ gần đây đã bộc bạch: “… Tạo điều kiện cho các văn nghệ sĩ
tìm về cội nguồn dân tộc, đồng thời học hỏi kinh nghiệm và tinh hoa văn hóa của
Thế giới.” Tuy nhiên, bên cạnh quyền lợi chính đáng mà các văn nghệ sĩ được
hưởng, Tổng bí thư cũng nhắn nhủ: “Đảng mong muốn các tác phẩm nghệ thuật
phản ánh sâu sắc khát vọng, lý tưởng của nhân dân, của đạo nghĩa dân tộc, của
con người Việt Nam với chiều sâu và tầm cao của nó”. Hơn ai hết, thay mặt
Đảng và Nhà nước, Tổng bí thư mong muốn đầu tư nhiều hơn nữa, nhanh hơn nữa để
kịp thời khuyến khích, động viên các văn nghệ sĩ, chỉ có thế mới thu hoạch được
những tác phẩm nghệ thuật chất lượng cao, phục vụ xã hội, phục vụ đất nước.
Chuyến đi thực tế, sáng tác tại Nhà sáng tác Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) của đoàn
văn nghệ sĩ tỉnh Điện Biên từ ngày 2 đến ngày 19.5 vừa qua mang một ý nghĩa
trọn vẹn như thế. Tác phẩm mang về dự trại có người nhiều người ít, song trong
số hàng trăm trang viết của 58 tác phẩm văn, thơ, nhạc, họa và ảnh của 13 văn
nghệ sĩ, gồm cả trưởng đoàn, chủ tịch Hội VHNT tỉnh Điện Biên, Nhạc sĩ Nguyễn
Đăng Quang. Theo tôi, có lẽ cũng lâu rồi anh Quang mới có dịp gác “gánh” công
việc bề bộn của một nhà quản lý (hiện anh là phó Giám đốc Sở Văn hóa - Thông
tin tỉnh Điện Biên) cho nên, khi vừa được trút gánh nặng nhọc thường nhật là
anh lao ngay vào sáng tác; mặc dù đi chuyến này, nhiệm vụ chính của anh là chăm
lo miếng ăn, giấc ngủ cho đoàn. Với nguồn kinh phí ít ỏi anh luôn trăn trở làm
thế nào để cho anh em được đi thật nhiều, giao lưu thật nhiều, nhằm tiếp cận,
phát hiện, tích lũy những kinh nghiệm mới, những nét văn hóa lạ, ở trên nhiều
vùng đất mà đoàn có cơ hội đi qua. Ngoài tác phẩm nhạc có đề Dòng sông
bến đợi với những ca từ đẹp: “Dòng sông ấy có tiếng ru của mẹ /
Những trưa hè đong gió mát hồn quê…” như thể ngoài cảm xúc và sự đam mê,
anh muốn mượn nghệ thuật để dâng dòng sông - tấm lòng ấy, cho
quê hương, cho mẹ bằng những khát vọng nung đốt: “Dòng sống ấy, dòng sông
ánh sáng / Cho những công trình vươn mãi tầm cao.” Xem ra, tâm
hồn tỉnh táo và cái gì đó cưng cứng của một nhà quản lý đã bị sự rung rinh, mềm
mềm, say say của văn nghệ sĩ hạ đo ván. Mà đứng trước cảnh sắc thiên nhiên kỳ
ảo của xứ mộng mơ, của viên ngọc xanh của Tổ quốc, con tim không thắc thỏm rung
động đến si mê mới là lạ, bởi thế mà anh thả hồn xuống hồ Xuân Hương, “cho”
thác Cam Ly bạc mái đầu, “gọi” hồ Tuyền Lâm… về nghe anh thổn thức bao
nhiêu là tâm sự, để cuối cùng thốt lên một tiếng kinh ngạc: “Đà lạt ơi!
Thiên sứ vô tình…” (Đà Lạt chốn thiên thai).
Về
trại lần này có lẽ thành công mĩ mãn nhất là Họa sĩ Trần Hoa. May mắn được ngồi
cùng một ghế với anh suốt chặng đường dài tới 9 ngày (chiếc ghế mà chúng tôi
vẫn gọi đùa là “ghế có đinh” ở cuối xe, vì là trẻ nhất đoàn nên ghế “êm” nhường
các chú, các bác lớn); rồi lại nghỉ cùng phòng tới 18 tối nên được nghe anh tâm
sự nhiều. Đã hơn 10 năm qua anh không vẽ một bức tranh nghệ thuật nào. Không
vẽ, không phải không vẽ được, mà là không có thời gian để vẽ. Công việc của một
quyền trưởng Phòng chuyên môn khiến anh bị “sơ”, bị “lạnh” mặc dù trong máu thì
vẫn âm ấm. Vừa về trại là cái khí hừng hực của Tây Bắc, cộng hưởng tiếng se se
mời gọi của Tây Nguyên biến anh tựa thửa ruộng hoang không cầy cấy, không gặp
hái giờ bỗng cựa mình, bỗng muốn phơi ruột ra, tưới máu vào, vun xới cho những
tác phẩm nghệ thuật nẩy mầm, kết trái; vì thế mà anh đóng sập ngay cửa lại, với
một đề nghị hơi “vót” nghe có vẻ “điệu” như cái tên của anh vậy: “Không được
dọn phòng!” (nhân viên nhà nghỉ). Ngay ngày đầu tiên anh đã cho ra đời 1 tranh
phong cảnh có cái tên tình tứ Chiều Đà lạt và 1 tác phẩm nghệ
thuật bột màu Kèn lá gọi bạn, ngày hôm sau nghỉ vừa chỉnh sửa vừa
lấy sức, để hôm sau nữa tiếp tục cho ra lò 2 tác phẩm nghệ thuật Sau
ngày ở rể và Được mùa. Trừ bức tranh phong cảnh vẽ như để
mang cái hiu hiu, mang mác, say say tựa miếng bùa tình của Đà Lạt về Điện Biên
ra, 3 tác phẩm nghệ thuật còn lại của anh, chủ yếu biểu thị bằng gam màu ấm,
đều lột tả sâu sắc khát vọng, lý tưởng nghệ thuật; phản ánh mạnh mẽ tính dân
tộc, bản sắc văn hóa độc đáo và ưu thế, của Điện Biên. Được biết, 2 trong 3 tác
phẩm trên đã được đề nghị tham gia triển lãm trong cuộc “triển lãm tranh,
ảnh đề tài dân tộc thiểu số, miền núi các tỉnh miền núi phía bắc - 2007”.
Như thể trại này là của Trần Hoa vậy. Như thể chỉ có đi Đà Lạt mới vẽ, mà vẽ
như chưa bao giờ được vẽ vậy. Ngoài tranh nộp trại ra, anh còn giao lưu 2 bức
nữa, 1 là Cảnh sắc Điện Biên tặng cho bạn tranh Đà Lạt, 1
là Đà Lạt chiều buông tặng cho bạn tranh Điện Biên. Vài ngày
mà “đẻ” tới 6 bức tranh có chất lượng, có cá tính. Vậy nên vài dòng mà nói về 6
bức tranh ấy, trong đó 3 tác phẩm nghệ thuật, mà ở đấy chính là trái chín của
cả quá trình (mười mấy năm học, cộng mười mấy năm trải nghiệm) có lẽ là phiến
diện, là chủ quan, song âu cũng là sự ghi nhận về sự sáng tạo khổ công và
nghiêm túc.
Mười
một tác giả còn lại, ai cũng đóng góp một phần sức lực nhất định cho trại cũng
như cho nền văn học nghệ thuật tỉnh nhà. Về mảng nhạc, 3 tác giả dự đoàn đóng
góp 7 ca khúc; trong đó phải nói tớiĐiện Biên hát về Làng Sen của
tác giả Tẩn Quý Giao: “Điện Biên - Làng Sen cùng hát câu hò ví / Làng Sen -
Điện Biên cùng hân hoan bước nhịp xòe hoa”. Hay, với nhịp mênh mang - xa
xăm, tác giả này ngồi ở Đà Lạt “hát” về Lai Châu trong Lai Châu sáng
mãi bản tình ca. Nghe anh hát, thấy lòng mình thật là lưu
luyến, thật là nhớ nhung “anh bạn” cùng mẹ cùng cha, mới hôm nào còn “hai trong
một”: “Hát lên điệu then quê ta / Múa đi điệu múa xòe hoa, cho Phong Thổxanh
thắm rừng cao su…”. Tác giả Xuân Trường vốn là nhạc công sáo trúc, về Đà
Lạt anh bỗng “đổi giới” thành Nhà thơ với Nhớ mãi Đà Lạt và,
anh tự ru anh bằng những cảm xúc của người thổi sáo: “Hương nồng thắm trao
tình du khách / Níu chân anh chẳng muốn ra về…”. Ngay sau đó, Xuân Trường
lại bất thình lình “hóa” thành Nhạc sĩ với tác phẩm nhạc Tình
đường (Thơ Xuân Đường) mà tất cả nói gọn lại rằng về Đà Lạt mới thăng
hoa thế!
Đấy
mới là sự thành công trong thơ của các “nhà khác”, còn thơ của các “Nhà thơ”
thứ thiệt - theo bản đăng ký chuyên ngành - thì phải nói là “nhiều vô kể”. Với
34 tác phẩm các tác giả mang về dự trại, trong đó có 19 tác phẩm chỉnh sửa, còn
lại 15 tác phẩm được “sinh nở” ngay trên mảnh đất mà ai cũng phải công nhận là
địa linh về văn học nghệ thuật. Mảnh đất “cất” cả một bầu trời lửa, ngùn ngụt
cháy, ngùn ngụt hồi sinh; sẵn sàng tiếp nhiên liệu, gây men, đốt nóng bất kỳ
cảm xúc nào, tâm hồn nào, sức sáng tạo nào đã đóng đầy băng giá. Chính vì thế
mà khi vừa đặt chân đến, ngọn lửa nghệ thuật ấy đã đột nhập vào, mở toang cánh
cửa tâm hồn của các nghệ sĩ. Mào ết bỗng dũng mãnh, tinh tường và can đảm “dạy
bảo” cả chúa sơn lâm - kẻ luôn mạo nhận mình tinh vi và khôn ngoan hơn con
người: “Qua suối định giấu vết tay / Qua rừng định giấu vết móng…” và
nghiêm khắc cảnh cáo sau một tiếng “quát” to: “Rừng rậm sao không ngủ ? /
Đừng tham ăn thiệt đời / Lùi sau sẽ mắc bẫy dây sắt / Tiến trước sẽ bị sập hầm
chông…”; tác giả đại diện cho loài người, “cười” một tiếng mỉa mai loài hổ
khôn ngoan đến đại ngốc nghếch, luôn làm những điều không thể qua nổi mắt ai: “Lông
vằn vì người xưa đã đánh dấu / Lông kẻ bởi đã bị lửa thiêu…” (Chuyện hổ).
Còn các giả Nguyễn Đình Hải, Nguyễn Khản, Bùi Văn Vân, Lò Duy Hiếm, Đỗ Thế
Điệp… mỗi người một vẻ, một góc quan, một cách cảm tác. Tựu trung, tất thẩy đều
cố gắng lẩy lên giữa bầu trời Đà Lạt một tiếng lòng, rất riêng, rất Điện Biên.
Chẳng
phải nói cũng biết, Đà Lạt là món quà thiên nhiên ban tặng cho người Việt Nam . Đang đi
trong cái nắng nung đốt của miền Trung - một vùng đất mỏng đến độ “Bỗng thấy
chòng chành sợi đất miền Trung”, với cái gì cũng nhất: Khí hậu khắc nghiệt
nhất; chiến tranh ác liệt nhất; hóa chất (chất độc màu da cam) tàn khốc nhất;
nhiều nghĩa trang nhất và, dài nhất… đến nỗi lòng đá mềm ra, rồi rưng rưng thốt
lên: “Chợt tiếng bom rung từ cốc nước dừa…” và, “Chùm đạn lửa xập xòe
cành chứng cá / Như chỉ chờ phóng hỏa miền Trung.” (Khoảnh khắc miền
Trung - TG). Nhưng khi đặt chân tới cao nguyên thơ mộng, liền
gặp ngay cái không khí mát mẻ đến sảng khoái, mê tơi, khiến người ta muốn sống
hơn, muốn yêu hơn bao giờ hết: “Hè mà thông kể chuyện thu / Giăng giăng một
bức sương mù thẩn thơ / Chợt, bàn tay lạ vu vơ / Chạm vào ngực đá bất ngời trổ
bông…” (Trước dinh Bảo Đại - TG). Có lẽ “khó khăn” nhất
vẫn là các tác giả ảnh. Trời Đà Lạt nuông chiều Nhạc sĩ, nũng nịu Nhà thơ,
nhưng lại “vùi” anh Nhiếp ảnh bằng những cơn mưa dài vô tận. Cả quãng thời gian
mở trại, mưa ngưng rơi được vài bận, nhưng vẫn là “tai nạn” của ảnh bởi khoảnh
khắc thiêng ấy hoặc giữa ngọ, hoặc ban đêm. Tuy nhiên, bằng nhiệt tâm của người
nghệ sĩ, đồng thời động lòng trước mảnh đất của mọi tình yêu, nhà Nhiếp ảnh Vũ
Hải Nam, (phó đoàn) cũng nhanh tay nhanh mắt “vồ” được 2 kiểu; trong đó 1 là
ảnh phong cảnh, 1 là tác phẩm nghệ thuật Vòng xoáy cuộc đời. Như
vậy là ai cũng có quà, món quà tự mình ban phát cho mình bằng trí, bằng lực,
bằng tài năng và bản lĩnh.
Một
món quà nữa, theo tôi rất đáng trân trọng là, Đài truyền hình Lâm Đồng đã dành
cả một chương trình phát sóng về trại sáng tác văn học nghệ thuật
tỉnh Điện Biên tại Đà Lạt, như muốn tặng cái tình cho người anh em còn gian
truân nơi địa đầu Tổ quốc. Cùng với đó là mỗi người nhận được một đĩa nhạc viết
về Đà Lạt (Đà Lạt - Thành phố ngàn hoa) của bộ đôi tác giả Dương
Toàn Thiên và Quỳ Hợp. Trong đó, lần lượt cảnh sắc, văn hóa cùng với đất và
người Đà Lạt được điểm xuyết qua 10 ca khúc mà hơn ai hết, các tác giả Tây
Nguyên muốn gửi thông điệp tới mọi miền đất nước, để hiểu hơn, mê hơn và nhớ
hơn một Đà Lạt Than Thở, Mộng Mơ… và Ngoạn Mục.
Cùng
với Đà Lạt, các địa danh đoàn có dịp đi qua, nghỉ lại như thành phố Thanh Hóa,
thành phố Đà Nẵng, Nha Trang, Quy Nhơn, Kinh đô Huế, thành Vinh… đều nhận được
một tấm lòng mến khách từ các đồng nghiệp là Nhà văn, Nhà thơ, Nhạc sĩ, Họa sĩ…
Sau những chén thù tạc, người quen nhau rồi thì ôn lại kỷ niệm đã gặp nhau ở…
Điện Biên; người chưa biết thì làm quen qua thơ, qua nhạc… mà chỉ có văn nghệ
sĩ mới có. Nhà thơ Đỗ Đông (Đà Nẵng) nói, anh đi khơi khơi Điện Biên, uống lẩu
sơ, ăn cơm lam tới 4 lần mới làm được một bài thơ tâm huyết về Điện Biên. Nhà
văn Quang Hà (Huế) thì đến Điện Biên “ít” hơn, mới có… 17 lần mà xem như ông bạn
văn già này chưa muốn “chấm hết”. Chếnh choáng say trên đầu sóng sông Hương
nghe Quang Hà tán về con người, vùng đất Điện Biên thấy anh “thổ công” hơn
nhiều người trong đoàn, thổ công nhất vẫn là Góc khuất rừng ban mà
tôi có dịp chiêm ngưỡng. Nói đến đây rồi mà không nhắc đến kỷ niệm tới thăm Nhà
thơ Nguyễn Đăng Việt, chuyền tay nhau tập Đồi thơm của Lê Viết
Xuân và tất cả các anh, các chị đã mở rộng tấm lòng với đoàn Điện Biên thì quả
là bất nhã, bất nhất và bất kính. Nhưng do khuôn khổ bài viết có hạn, mong bạn
bè văn chương thể tất cho món nợ văn chương này, coi như làm quà cho đoàn văn
nghệ sĩ Điện Biên trên con đường học hỏi và sáng tác.
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét