Lần
đầu tiên được đọc nhiều thơ Điện Biên đến
thế. Trong số 18 tác giả tham gia mùa tài trợ, có đến 1052 bài thơ các loại
(không có trường ca); trong đó nhiều nhất là hội viên Phạm Đình Thi (180 bài);
Hương Sen (103 bài); Hồng Miên (76 bài); Đỗ Vũ Xô (70 bài)… .
Quả là được mùa về số lượng. Tuy nhiên, chất lượng thì ngược lại. Với ngần ấy tác giả, tác phẩm, nhưng không có ai là tác giả dưới 40 tuổi. Nói như thế để thấy rằng, nhiều năm gần đây, VHNT Điện Biên không phát hiện, bồi dưỡng và kết nạp được nhân tố thơ trẻ nào, ngoài Nguyễn Thị Thảo (Huyện ủy Tuần Giáo), thì cũng đã 40 tuổi, nhưng cái sự viết vẫn còn dè dặt, dù rằng, tác giả này là một trong số hội viên mới kết nạp có chất lượng nhất về chuyên môn. Như thế là, ngoài một trường hợp tạm coi là trẻ cả tuổi đời, tuổi nghề ra, còn lại 94,5% là các tác giả có tuổi và cao tuổi.
Quả là được mùa về số lượng. Tuy nhiên, chất lượng thì ngược lại. Với ngần ấy tác giả, tác phẩm, nhưng không có ai là tác giả dưới 40 tuổi. Nói như thế để thấy rằng, nhiều năm gần đây, VHNT Điện Biên không phát hiện, bồi dưỡng và kết nạp được nhân tố thơ trẻ nào, ngoài Nguyễn Thị Thảo (Huyện ủy Tuần Giáo), thì cũng đã 40 tuổi, nhưng cái sự viết vẫn còn dè dặt, dù rằng, tác giả này là một trong số hội viên mới kết nạp có chất lượng nhất về chuyên môn. Như thế là, ngoài một trường hợp tạm coi là trẻ cả tuổi đời, tuổi nghề ra, còn lại 94,5% là các tác giả có tuổi và cao tuổi.
Điều
đáng lo nhất chính là thế - “cây thơ Điện Biên” đã có vẻ chững về mặt “tỏa tán,
vươn chồi”. Trong số 18 tác giả tham gia tài trợ thơ năm 2011, chỉ có duy nhất
hội viên Trương Hữu Thiêm là đã định hình về phong cách sáng tác (và cũng là
hội viên duy nhất đưa được nhạc, hội họa, nhiếp ảnh… vào thơ). Với một bề dày
ngôn ngữ, bề dày trải nghiệm nghề nghiệp… thông qua hàng loạt giải thưởng về
thơ lục bát, thơ tứ tuyệt, thơ tự do; và những giải bình thơ danh giá của Quốc
gia. Mặc dù mùa tài trợ này, hội viên Trương Hữu Thiêm chỉ gửi tham gia tập bản
thảo thơ “tuyên truyền”, nhưng cũng chỉ mình ông có những câu thơ mang tính
phát hiện, tính bản quyền: Đàn cò trắng lượn trên đồng
đẹp thật/ Đẹp như là nốt nhạc ở trên không… (Điện
Biên Phủ trở thành điểm hẹn); Âu lo đổi
lấy vui mừng/ Tận nơi núi gác vào lưng chừng trời… (Đã
mang lấy nghiệp thánh hiền); Lời anh có
thể vụng về/ Nhưng tình anh trắng bộn bề như hoa (Bất
ngờ cà phê); Từ trên mây
thác đổ nghiêng sườn núi/ Một cánh chim lẻ bạn vắt ngang trời... (Chuyến
xe chiều). Hội viên Trương Hữu Thiêm cũng là người duy
nhất trình làng tập bản thảo thơ không có lỗi, từ ý tưởng đến cấu trúc, logíc
văn học và cả lỗi chính tả…
Còn
lại, dường như đều đang chông chênh trên con đường thơ, trên chiếc cầu thơ chao
chiêng và bất định. Đáng tiếc nhất là trường hợp của hội viên Nguyễn Thị Thảo.
Hai năm trở lại đây, trên Văn nghệ Điện Biên và Bán nguyệt san Điện Biên Phủ,
Nguyễn Thị Thảo xuất hiện với tư cách là cây bút thơ lục bát trẻ, như: Buộc
đò; Nỉ non một
kiếp tơ đồng; Thảo thơm
gió nội hương đồng; Gió mang
lên trời; Trắng tinh
cõi lòng; Tìm về…
. Trong đó, có nhiều câu mang hơi thở riêng, đằm và đa chiều cảm xúc: Chiều
nay giữa gió thẩn thơ/ Con đò buộc lại chỉ cho riêng mình... (Buộc
đò); Trung du
nắng đốt da dầy/ Để đàn cò trắng bay gầy giấc mơ/ Hoa xoan rụng tím vần thơ/ Cọ
nghiêng lá xuống đôi bờ hồn nhiên/… / Dần vơi cái thúng hàng rong/
Còng lưng mẹ gánh từ đông qua hè/ Lâm thâm đôi vạt áo the/ Liêu xiêu mẹ đội
chiều về bến sông... (Thảo thơm gió nội
hương đồng); Hoàng hôn
tím nhạt triền đê/ Hàng phi lao cúi đầu về chịu tang... (Gió
mang lên trời); Thế rồi một
sớm mưa bay/ Nghẹn ngào ôm nỗi lắt lay giữa đồng/ Mồ cha con tạc vào lòng/ Trả
cho đời kiếp ăn đong héo mòn...(Trắng
tinh cõi lòng); Câu thơ
đọng trước hiên nhà/ Giọt mưa hóa đá rơi qua nỗi buồn... (Tìm
về). Tuy nhiên, bên cạnh những bài, những câu
thơ hay, vẫn còn bài nhàn nhạt. Đề tài thơ chưa rộng, phong cách thể hiện chưa
thật phong phú. Và một nhược điểm lớn nữa, đó là viết ít; hoặc chưa dám viết,
chưa tự tin…
Đáng
tiếc thứ 2 có lẽ là trường hợp thơ Hoàng Công Mai. Hội viên Hoàng Công Mai cũng
là một “người mới”; nên có lẽ chưa ngấm đủ, ngấm đúng các tiêu chí của một bài
thơ đạt mặt bằng, vì thế nên vẫn còn nhiều câu thơ, bài thơ thấy thế nào thì
viết thế nấy, viết cả những cái nhạt nhẽo; viết cả những câu khó hiểu. Giá như
hội viên Hoàng Công Mai chỉ chọn những ý thơ, những bài như thế này để viết, và
thể hiện hoàn chỉnh cả về nghệ thuật, lẫn thi luật: …Rồi
hết cả mùa xuân chưa về tới đích/ Cứ phải dùng dằng bởi tiếng đầu sông/ Cứ phải
dùng dằng những mái tóc đang hong/ Em gái Thái tung vào xuân sực nức… (Đi
theo sông Đà); Thung lũng
hoa ban bắt đầu khoe sắc/ Qua cánh rừng già mật vả đọng trên môi… (Nhớ
Sín Chải); Tấm áo ấy
mẹ năm xưa/ Đã từng cơi nới để vừa người con… (Tấm
áo năm xưa); Ngày xuân
nhớ bạn những chiều. Là đi/ Xuân về trời đất dậy thì… (Xuân
về).
Đáng
tiếc thứ 3 là hội viên Trương Đình Duy. Thơ cơ bản đảm bảo được tính thể loại
nhưng cũng chỉ đôi chỗ, đôi câu là phảng phất trữ tình: Bao
năm bụi phấn rơi rơi/ Bảng đen cùng với tình tôi nối vần… (Kỹ
sư tâm hồn); Núi Dinh
nhuộm ánh hoàng hôn/ Để ai cảm xúc gửi hồn vào thơ... (Núi
Dinh); Tôi và em với
lòng lành/ Cứ xa xăm thế cũng thành lãng du/ Vào chùa thì mỏng phận tu… (Thăm
biển Vũng Tàu); nhưng
giàu, đậm hơn cả vẫn là tính giáo dục: Chân phương
mà lại hào hoa/ Ngắm nhìn nét chữ, nhận ra đức thầy… (Nét
chữ thầy); Mỗi năm
học, một chuyến đò/ Sang trang cập bến công lao người thầy/ “Trồng người”, như
thể trồng cây/ Ngày nay ươm hạt, ngày mai trĩu cành… (Mừng
ngày Nhà giáo Việt Nam
20-11).
Còn
lại là thực trạng chung: Rất nhiều thể thơ lạ! Thơ
“không loại thể”. Có khi một bài lục bát (lúc đầu là thế), đang trôi tự dưng… 2
câu lục; tự dưng… 2 câu bát; tự dưng vấp một câu… cửu; hay đang lục bát, đột
ngột: Đồng bào ơi!!; và đang lục
bát, bất ngờ… tự do(!) Có bài, được làm bằng 3 thể thơ khác nhau: Lục bát +
Thất ngôn tứ tuyệt + Ngũ ngôn tứ tuyệt… (HS). Thơ “cổ kim chưa có”, đó là gieo
lục bát bằng… “phù nhập thanh”: Hà Nội ơi sao thân thiết/ Hà
Nội nay đổi thay biết nhường nào... (Hà
Nội trong tôi - TP). Thơ: “sinh
hoạt tổ dân phố”, “thơ ghi chép”, “thơ nghị quyết”, “thơ liệt kê”, “thơ đóng
cửa bảo nhau”, “thơ biểu diễn”, “thơ vè hóa”, “thơ diễn ca”… .
Xu
thế “tiêu hóa” thơ thời hiện đại là thơ ngắn, tuy nhiên chúng ta lại đi ngược
dòng hòa hợp với bạn đọc. Nhiều bài thơ dài dòng, lan man, chồng chéo… như một
bản báo cáo. Ví dụ, bài thơ Điện Biên đổi mới đi lên (ĐVX)
trong tổng thể 56 câu thơ, thì có đủ kinh tế, chính trị, an ninh, quốc phòng… .
Có nông thôn với điện, đường, trường, trạm, chính sách, xóa đói giảm nghèo… .
Có tài nguyên thiên nhiên với sông Đà, hồ Pá Khoang, Pe Luông, U Va… . Có du
lịch, nghỉ dưỡng; có vận tải hàng không; có xây dựng nhà cao nhà thấp, công
trình nhà máy; có y tế, bệnh viện, lương y; có vật liệu xây dựng: gạch, ngói, xi
măng... . Có trung cấp, đại học, dạy nghề…
Lại
có cả thể “thơ nửa vời”: (Điện*…) rồi chú thích là Điện Biên; (Lai*…) là Lai
Châu; “Nậm* là Nậm Rốm... . Và, “thể thơ chú thích” rất nhiều dấu hoa thị
(*), thì lại không có chú thích: (Nậm Đoong)*; Noong Tan*; “Ba cô*;
“Huổi)*… . Hay, nhiều chi tiết, có thể ai cũng đã biết nhưng vẫn lạm dụng
chú thích: Người (Mông)*; gió (Lào)*… (PĐT)…
Một
cái đáng nói nhất đối với người làm nghệ thuật là sự lặp mình: Đọc hôm nay và
đọc mười năm sau là… một. Đọc 1 bài và đọc 100 bài cũng là… một. Vì thế nên có
rất nhiều thơ nhai nhái nhau, cu cũ nhau, lan man nhau… về đề tài thể hiện, về
phong cách thể hiện, về giọng điệu thể hiện; về sở thích thể hiện và, thậm chí
về cả trình độ thể hiện…, mặc dù là nhiều con người khác biệt. Thơ gần như
không có tiêu chí gì, từ yếu tố trữ tình, tính nhạc, hình ảnh… . Có tác giả
viết hàng trăm bài thơ, mà không có một bài nào khá, chứ chưa nói đến hay. Có
tác giả viết những bài ngót… trăm câu, nhưng tuyệt nhiên không có một câu thơ
đúng nghĩa. Nhiều bài thơ, có cảm giác được làm ra rất vội vã (làm một lúc mấy
bài). Nhiều bài thơ làm như thể không dứt ra được, cứ “lê thê” đi cho kỳ hết
một cuộc hành trình… hình tròn. Có
hội viên mười năm trước viết thế nào, hôm nay vẫn thế, ấy là chưa nói đến nhiều
phần có vẻ sa sút. Có hội viên dường như làm thơ bằng sở thích và kỹ thuật, nên
cả tập, không có bài hỏng, nhưng cũng không có bài thơ ra thơ.
Thơ
nôm na thái quá rất nhiều, đại loại thế này: Ồ, ố,
ô! Ồ, ố, ô!/ Tượng đồng bị hoen ố/ Làm sao nó ố vậy?/ Câu hỏi ồ đã hỏi/ Trả lời
ố khó thay/ Ồ! Ô hay! Tượng đồng ố/ Ồ, ố, ô! Là ồ, ố, ô!? (Tượng
đồng ố - TNT). Rất
nhiều thơ tối nghĩa, đại diện là: Trăng mười
sáu trăng tròn/còn mảnh khuyết/ Cuộc đời ai mảnh khuyết/ để trăng tròn (Trăng
tròn hay trăng khuyết - TNT). Có
cả thơ viết sai khái niệm đề tài: Sông Đà quê
em/ Nơi bắt nguồn từ nơi, nơi xa lắm/ Chảy vào mình từ Mường Nhé Điện
Biên… (Dòng sông quê -
HCM); Hơn mười năm bôn ba hải ngoại… (Bác
Hồ của ta - HQ); 54
dân tộc quây quần bên nhau… (Điện
Biên đổi mới đi lên - ĐVX)… .
Rất nhiều thơ mang âm ngữ to tát, ngoa ngôn, ví dụ như: Giặc
đời - giặc nước đừng mơ tưởng/ Bất khuất… dân lành quyết tiễu thanh/ Sử sách
anh hùng vang thế giới/ Đời đời chẳng chịu gió lay cành (Đất
thành đồng lũy thép - HQ); Đang đi
làm cái uỵch/ Đầu đập vào hành tinh… (Ngã -
ML)… . Ngoài ra còn rất nhiều bài thơ, của nhiều tác giả được viết ra một cách
dễ dãi, bông phèng, tùy tiện, đại thể:Lửa đêm, ngửa
cánh trăng ngà/ Cụ ông, cùng với cụ bà “Chọi trâu”/ Cuộc vui nồng thắm trầu
cau/ Dẫu rằng thu tới, nhuốm màu thời gian… (Dẫu
rằng - TNT)..., mà
khuôn khổ bài viết có hạn, không chỉ ra để cùng nhau rút kinh nghiệm được.
ĐB,
28.12.2011
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét