Chúng ta có thể đảm bảo rằng, Đảng và Nhà nước
luôn xem VHNT như là một tổ chức chính trị xã hội của mình, như là một lực
lượng không thể thiếu được trong công tác tư tưởng văn hoá. Trong những năm gần
dây, Đảng - Nhà nước đã quan tâm, tài trợ to lớn giúp các trại sáng tác, các
lớp tập huấn cho đội ngũ văn nghệ sĩ địa phương liên tục được mở ra, nhằm tạo
điều kiện để anh chị em bứt khỏi công việc bề bộn hàng ngày, nghỉ ngơi, lưu tâm
vào đầu tư và sáng tác…” (*)
Trại
sáng tác văn học Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam được mở từ 16 đến 31.03, do
Hội VHNT Tuyên Quang đăng cai, là trại đầu tiên 2006, tổ chức cho các tỉnh miền
núi phía Bắc và 9 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Đây là một sáng kiến mới của các
nhà tổ chức để các tác giả ở hai cực, Bắc và Nam của đất nước có điều kiện gặp
gỡ giao lưu, trao đổi kinh nghiệm nhằm rút ngắn khoảng cách địa lý, sự lạ lẫm
về ngôn ngữ biểu đạt cũng như cấu trúc văn chương vốn dĩ là thế mạnh riêng của
2 miền đất. Đúng như lời phát biểu bế mạc của nhà văn Đỗ Kim Cuông, nếu như
không có sự quan tâm sâu sắc của Đảng – Nhà nước thì không có những buổi học
tập bổ ích cho những con người cách nhau đến cả ngàn km, mặc dù họ đang dốc sức
cống hiến chung trên một mặt trận – mặt trận văn hoá tư tưởng của một đất nước;
mà bấy lâu phát triển được chỉ nhờ có vậy. Tác phẩm mang về dự trại có người
nhiều người ít nhưng trong tổng số hơn 1000 trang văn xuôi của hơn 90 truyện
ngắn, ký, sưu tầm, phê bình, truyện vừa và đề cương tiểu thuyết; khoảng 500
trang thơ của 250 tác phẩm, trong đó có một trường ca… tự thân đã nói lên tất
thẩy những giá trị văn hoá đậm chất Việt, hồn Việt; góp nâng thêm sự hiểu biết
rồi, còn giúp yêu đến nồng nàn con người, quê hương, đất nước mình cao độ. Hai
mươi tư tác giả đem về 13 hương vị đặc sắc của 13 tỉnh mà gần như chẳng vị nào
giống vị nào, chỉ biết là rất ngọt; 24 con người còn mang về 5 hương sắc, được
cô đúc, được nghệ thuật, được nhân văn đến độ óng ánh, tượng trưng cho 5 sắc
thái dân tộc: Hoa, Tày, Thái, Mường, Kinh mà cứ hễ nói động tới là đã thấy gắn
bó keo sơn, thấy anh em cùng mẹ…
Ở đồng
bằng sông Cửu Long đóng góp cho trại 7 tác giả, trong đó có 2 hội viên Hội nhà
văn Việt Nam là nhà thơ Hồ Thanh Điền ở An Giang và nhà văn Trần Thị Ngọc Phượng
ở Sóc Trăng. Nhà văn Ngọc Phượng ra mắt đề cương và 200 câu đầu của trường ca,
tái hiện lại chân dung những người “anh hùng chân đất” của cuộc chiến tranh du
kích đồng bằng trong kháng chiến chống Mỹ – một cuộc “chiến tranh nhân dân” tự
thân, không có bộ đội chủ lực suốt một thời kỳ dài trên một vùng đất rộng lớn.
Trường ca mang đậm dấu ấn văn hoá và tính cách đặc trưng của miền tây Nam
bộ. ở nhà thơ Hồ Thanh Điền lại khác, được đánh giá là người có tác
phẩm thơ in nhiều nhất trại; thơ Hồ Thanh Điền tri thức và chặt chẽ, rất giầu
cảm xúc, chất liệu sống đầy ắp đến từng trang. Là người xông xáo và đi nhiều,
ngoài một tập thơ mang về trại chỉnh sửa và gần chục tập thơ đã xuất bản, anh
còn có tập “Dọc miền thơ” mà mỗi bài viết ở một địa danh, mỗi bài viết ở một
tỉnh; nếu để bình luận một cách ngắn gọn nhất thì chỉ có thể nói mỗi bài thơ
của Hồ Thanh điền là một bài “ghi chép”, một “phóng sự’ phản ánh chân xác đến
từng chi tiết mọi hoàn cảnh sống, sự vật mà anh quan sát được. Khác với Hồ
Thanh Điền và Ngọc Phượng, thơ của nhà thơ nữ Trần Thái Hồng đằm thắm êm dịu,
mượt mà, rất nữ nhưng lại cháy lên một niềm tin, một tình yêu mãnh liệt vào
cuộc sống – cuộc sống sông nước mênh mang và đầy ắp sự tinh tế, lãng mạn. Góp
mặt vào làng thơ hai miền này còn có tập lục bát “Chiếc lá” trăn trở đau đáu và
bứt dứt của Đoàn Nguyên (Bắc Giang); giọng thơ rất trầm về âm sắc nhưng có phần
dự cảm, chiêm nghiệm của Hoàng kim Yến (Tuyên Quang); đặc biệt là mảng thơ
“biên giới”, rất cao và rất xa mà chỉ cần cầm lên tay đã thấy chợ tình, thấy
đàn môi, kèn lá… và thấy cả một “màn ảnh nhỏ” “chiếu” một cách sinh động và
hiện thực cuộc sống nghèo khó nới biên ải, của các tác giả trẻ ở Hoà Bình, Sơn
La, Điện Biên… và cả tác giả thơ song ngữ Hoàng Kim Dung, người dân tộc Tày
(Lạng Sơn) cũng để lại một bề dày tìm tòi nghiên cứu và dịch thuật.
Ngoài
11 tác giả thơ, 15 tác giả văn xuôi (trong đó có 2 tác giả kiêm cả 2 chuyên
ngành thơ, văn) cũng mang về một khối lượng văn chương lớn, mà theo trao đổi
hết sức kỹ lưỡng, thẳng thắn và bổ ích của nhà văn Đỗ Kim Cuông và nhà văn Tùng
Điển, thì bên cạnh những mặt hạn chế về xây dựng nhân vật, cấu trúc mà hơn nữa
là sự tách bạch lờ mờ của các tác giả, mà trong cơ chế hiện tại phải lấy “báo
nuôi văn”, vì nhiều tác phẩm còn có hơi hướng của báo chí. Thì văn
Nông Văn Lập – tác giả trẻ nhất trại người dân tộc Tày (Cao Bằng) gây được ấn
tượng trong cách xây dựng nhân vật; truyện vừa của tác giả cao tuổi Nông Văn
Kim (Bắc Kạn) đã có nhiều chất liệu của một tiểu thuyết hay; truyện ngắn của
Nguyễn Trần Bé (Hà Giang) lột tả mạnh mẽ mặt trái đang ngày một ngấm sâu, phá
dần phá mòn đời sống văn hoá đặc sắc, hay còn được coi là “đặc sản” của các dân
tộc thiểu số nơi cực Bắc của tổ Quốc. ở tác giả văn xuôi Nguyễn Thị Thanh Lương
(Hà Giang) đã nói bật lên đời sống học tập, tình yêu, gia đình… trong ngành
giáo dục, chỉ tiếc là viết quá ít; còn tác giả Nguyễn Thanh Phúc (Kiên Giang)
làm cả một việc lớn khi anh trình diện đề cương tiểu thuyết xã hội mà anh sẽ
hoàn thành trong thời gian tới, âu cũng thể hiện được sự dùi mài, nung nấu
nghiêm túc của đội ngũ làm văn học địa phương. Thật là thiếu sót nếu như không
đề cập đến các tác giả của đơn vị đăng cai như Doãn Quang Sửu, Hoàng Kim Yến,
Đỗ Thị Thu Hằng… người viết “tay trái”, người viết “thu nhập” nhưng tựu trung
cũng khẳng định được ngòi bút của mình trên văn đàn địa phương và khu vực. ở
mảng ký có tác giả Phạm Vũ Nhật Hồ (Bạc Liêu), đây là một tác giả sâu sắc,
nhiều vốn sống, trong từng lời văn chắt chiu và canh cánh những số phận, những
hoàn cảnh… tuy nhiên nhà báo này cần dành nhiều thời gian hơn nữa để tận dụng
triệt để “nguồn tư liệu” dồi dào của miền muối mặn đồng bằng để nuôi sống văn
học.
Thị
xã Tuyên Quang tháng ba, tuy mùa xuân đã cạn nhưng những hạt mưa mang theo hơi
lạnh vẫn còn tung tẩy như những tâm hồn văn chương lên đầu cành đỉnh cội. Bên
bờ sông Lô êm đềm là sự yên tĩnh đến đồng quê của xã Nông Tiến, đêm đêm leo lắt
những ngọn đèn thức như chưa từng được làm việc, bởi ở đó có sự mong muốn của
mỗi tác giả trước “bản án là trang giấy trắng” cũng như sự mong đợi của nhà văn
Tùng Điển, uỷ viên Đoàn chủ tịch, Chánh văn phòng Liên hiệp kiêm Giám đốc quỹ
hỗ trợ sáng tạo, Trưởng BTC trại sáng tác văn học gửi gắm trong lễ khai mạc
diễn ra sáng 16.03.06 là: “Qua đợt này, nhất định sẽ có các tác phẩm văn học
chất lượng cao, góp công lớn vào định hướng của Đảng và Nhà nước trước cơ hội,
“Hội nhập Quốc tế” sắp tới.”. Như để tiếp sức, nhà thơ Mai Liễu – Trưởng Ban
văn nghệ địa phương của Liên hiệp, thường trực trại – đã cùng với đơn vị đăng
cai là Hội VHNT Tuyên Quang nỗ lực liên hệ để ngay từ những ngày đầu trại sáng
tác Liên hiệp được gặp gỡ, trò chuyện và giao lưu với đại diện UBND, các Ban
ngành, đoàn thể tỉnh Tuyên Quang; đồng thời dành thời gian cho anh chị em văn
nghệ sĩ đi tham quan, thực tế ATK – Tân Trào, huyện Yên Sơn, huyện Sơn Dương,
huyện Chiêm Hoá, huyện Nà Hang… và được biết thêm nhiều giá trị lịch sử, nhiều
nét văn hoá tiêu biểu của miền đất mới, từ đó có cơ hội hiểu sâu thêm, rộng
thêm về quê hương về đất nước, góp phần tích luỹ vào nguồn kiến thức cơ bản để
phục vụ cho công cuộc sáng tác những tác phẩm văn học có giá trị, phục vụ đắc
lực và thiết thực trên mặt trận văn hoá tư tưởng nước nhà trong gia đoạn mới.
Nhất là đối với các tác giả trẻ, ngọn lửa sáng tác dang cháy mãnh liệt, nhưng
còn thiếu thốn rất nhiều cả về kinh nghiệm lẫn kiến thức; về dự trịa lần này
không những học hỏi được nhiều điều thú vị giữa các trại viên là những cây bút
đã thành danh, còn được các nhà văn, nhà thơ phụ trách tận tình giúp đỡ. ở mảng
thơ, nhà thơ Mai Liễu và nhà thơ Nguyễn Đức Mậu – phó chủ tịch Hội đồng thơ,
Hội nhà văn Việt Nam - đã gặp riêng từng tác giả, phân tích kỹ đến từng bài,
từng câu, từng tứ… giúp nhanh chóng nhận ra hành trình đến với những tác phẩm
có giá trị và hướng tiếp cận cũng như khắc phục để tiếp cận phương thức sáng
tác phù hợp với mình hơn cả, mà vẫn đáp ứng được nhu cầu thưởng thức thơ, văn
hiện đại trong sự nghiệp trường kỳ và trừu tượng này. Từ đó cấy vào bên trong
tâm hồn người sáng tác một chất xúc tác, có tác dụng như một loại “men” mạnh,
giúp cho họ khơi dậy hương vị, nồng độ đậm đặc, ứng với từng “tạng” thơ, từng
tập quán văn hoá… nhằm phổ biến những ảnh hưởng xã hội của tác phẩm một cách
nhanh nhất, rộng nhất và có tác dụng lớn nhất; tiếp cận ngày một sát với môi
trường văn học hiện đại, hiện tại…
Mười
lăm ngày cho một “khoá học tập” quả là ngắn ngủi, nhưng những gì vốn đã được
tích luỹ một cách khoa học, nhiệt huyết và ít nhiều đã mang tính chuyên nghiệp…
giờ bất ngờ được nung đốt, tôi luyện ắt sẽ kết thành tinh hoa, thành vốn quí.
Kiến thức truyền thụ tuy mới chỉ là cơ bản nhưng đối với các đối tượng đã được
các địa phương nghiêm túc giới thiệu đi dự trại sáng tác Liên hiệp kỳ này thì
sự tiếp thu sẽ là vô bờ; đặc biệt nhờ có cuộc hiện diện, gặp gỡ của hai miền
văn chương – cực Nam và cực Bắc của tổ Quốc, thì không những BTC trại, các nhà
quản lý VHNT địa phương mà bất cứ ai cũng có quyền tin rằng, cứ đà ấy, rồi đây
sẽ có những tác phẩm văn chương “đa phong cách, đa tác dụng” khoẻ khoắn ra đời.
Vừa là để khẳng định ý nghĩa của việc giao lưu văn chương vùng, miền; vừa thay
cho lời kết, xin dẫn lời của nhà thơ Mai Liễu phát biểu trong lễ khai mạc trại
sáng 16.03: “Các cụ Tô Hoài, Chế Lan Viên, Huy Cận, Nguyễn Bính… có bạn
nghề ở khắp thế giới, chúng ta không lý gì lại không có bạn văn, bạn thơ ở mọi
miền ngay trên đất nước mình”/.
Trại
sáng tác Tuyên Quang, 03.06.2006
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét