Nguyễn
Đức Lợi
Con
ma nhỏ
Mọi người gọi em là “con ma nhỏ”
Giàng
bắt cha chôn em theo mẹ
Ban
cho em thành mây gió muôn nơi.
Mẹ là nguồn sống cả khi đã mất
Dòng
sữa khô theo xác thịt rũa tàn
Tiếng
cha khóc dội vào trong lòng đất
Em
thở đứt dần giữa cát bụi bazan.
Chợt
từ rừng hiện ra bóng áo xanh
Đứng
cầu nguyện bên hàng tượng lính
Anh
bảo Giàng hãy phạt vạ mình anh
Rồi
đào em lên trước bao cơn cuồng thịnh.
Làng
đòi giết anh nếu để cho em sống
Họ
coi anh như là kẻ thâm thù
Anh
mang em đi chẳng làm ai xúc động
Chỉ
có Trường Sơn là vẫn cứ hoang vu.
Và em là người Xê Đăng đầu tiên
Chống
lại Giàng về sống trong doanh trại
Sáng
trồng cây, học chữ, tuần biên
Tối
lớn lên trong tình thương nhân ái.
Hai
mươi năm sau em trở thành y sĩ
Mang
hồn ma về chữa bệnh quê hương
Những
đứa trẻ sinh ra chẳng may mẹ mất
Không
còn bị chôn, hay vứt ở góc nương…
Giờ
cả người Ma Coong, người Jơ Rai cũng biết
Chẳng
có Giàng nào nỡ hại trẻ sơ sinh
Nhờ anh lính, đã làm giáo viên rồi còn kiêm thầy
thuốc
Mà quê em cứu được vạn sinh linh…
Lời bình của Nguyễn Văn Tuyển
Mặc
cả với “thần linh”
Cảm
giác đầu tiên khi đọc Con ma nhỏ của Nguyễn Đức Lợi - Bài
thơ đoạt giải 3, cuộc vận động sáng tác “Vì hạnh phúc cuộc sống” do báo Gia
đình và xã hội tổ chức năm 2009 - tôi cứ thấy ám ảnh mãi, không dứt ra
khỏi lòng được. Bởi lần đầu tiên và cũng là duy nhất, tôi có một diện kiến mới,
khác ngoài mọi sự hăm doạ, về “ma”. Một cảm giác nữa về nghệ thuật, Con
ma nhỏ, lúc đầu giống một cái tuyên truyền, sau lại thấy như một bài phú
ân… Và cuối cùng, sau nhiều đêm sống chung với vạn “ma” ngàn “quỉ”, tôi nhận
thấy Con ma nhỏ như một bản hùng ca về một “cuộc chiến” trường
khổ, giống như một cuộc cách mạng thay máu, cần có năm rộng tháng dài ủng hộ!
Tôi đồ rằng, Nguyễn Đức Lợi chưa từng được diện kiến “vụ” các dân tộc Xê Đăng,
Ma Coong, Jơ Rai… chôn sống đứa trẻ sinh ra dưới 1 tuổi theo mẹ, nếu
chẳng may mẹ chết, để mẹ tiếp tục nuôi (cho bú). Nhưng tôi cũng tin tưởng, tác
giả đã và nhất định đang tan gan nát ruột trước tập tục “kinh hoàng” ấy, lại đã
từng xảy ra trên đất nước mình, trong cộng đồng mình. Vào một đêm nào đó, vạn
vật ngưng thở, không gian ngưng thở, thây xác đen ngòm… anh lên cơn đau đớn
cùng “con ma nhỏ”; anh kinh hoàng cùng “con ma nhỏ”; anh thoi
thóp cùng “con ma nhỏ” ở dưới ba tấc đất… Nỗi quằn quại ấy, vật vã ấy
bật thốt thành Con ma nhỏ có hồn, có cốt như một cơ thể, sống
lâu.
Bằng lối viết giản dị, với cách hiệp vần quen thuộc (gián cách), anh làm cho
người đọc giật thót mình: Mọi người gọi em là “con ma nhỏ”/ Vì khi em
lên một phải “lìa đời”… Giời ạ! Nguyễn Đức Lợi đích thị đã biến thành
một “con ma to”, mới có thể “tâm tình” được với “con ma nhỏ” (theo quan
niệm đông phương đó là các ông Mãnh, bà Cô) nên mới biết rõ rành câu trả lời …em
lên một phải lìa đời. Một sự rung cảm, nhất định rồi, không thông qua sợi
dây linh cảm phàm trần, mà là sợi dây… “quái quỷ cảm”. Cái nhân vật “con
ma nhỏ” anh mang nặng, chắc chắn không chỉ 9 tháng 10 ngày mà phải là
10 năm… đẻ đau ấy, chính là hình ảnh nghệ thuật của hàng vạn “con ma nhỏ”
khác, hợp cảm, đeo bám, bấu víu, cầu cứu van lơn… đến ám ảnh cả dẫy Trường Sơn
và cả dẫy thời gian.
Tác giả hướng cái “quái quỉ” của mình vào Tây Nguyên, để “sắp đặt” một cuộc “va
chạm” giữa thần linh (Giàng) và con người (anh lính Biên phòng). Một sự đối đầu
hay, một cuộc mặc cả? Thần linh thì:…bắt cha chôn em theo mẹ; còn anh
lính Biên phòng lại:…đào em lên trước bao cơn cuồng thịnh. Cuộc
“chiến” ấy, có vẻ không mấy cân sức. Một bên là Giàng và dòng, tộc: Làng
đòi giết anh nếu để cho em sống/ Họ coi anh như là kẻ thâm thù… Đứng
về phía anh chỉ có hơi thở đứt dần và Trường Sơn hoang
vu…
Sức nặng của đấu tranh với tập tục lạc hậu là ở chỗ ấy. Lòng dũng cảm, và muôn
nẻo quyết tâm thay đổi một kì cựu, một cố thủ, cố hữu cũng ở chỗ ấy. Một “cuộc
chiến” không biết trước sự thành bại. Nếu thành thì ắt rồi: Giờ cả
người Ma Coong, người Jơ Rai cũng biết/ Chẳng có Giàng nào nỡ hại trẻ sơ sinh/
Nhờ anh lính, đã làm giáo viên rồi còn kiêm
thầy thuốc/ Mà quê em cứu được vạn sinh linh… Nhưng bại? Chắc
chắn là một thảm hoạ! Anh lính chỉ còn cách là, hoá kiếp thành một “con ma to”
đơn độc và xấu xí! Nguyễn Đức Lợi không cố gắng hư cấu, không cố gắng nghệ
thuật hoáCon ma nhỏ, để cho nó “chui” vào lòng bạn đọc, mà anh
trung thành với sự thực, tôn trọng diễn tiến cải hoá tâm linh trong cộng tộc
Tây Nguyên. Đọc Con ma nhỏ chưa đầy một phút, nhưng theo Con
ma nhỏ cả chục năm trường. Để quê em không chôn sống
trẻ sơ sinh nữa, đã có bao nhiêu con người phải chôn vùi ước vọng cảm hoá, khát
vọng đổi thay và, hy vọng quên bỏ… cái tập tục hãi hùng kia. Nhiều người đã vào
cuộc. Nhiều ngành cũng vào cuộc. Nhưng tác giả chọn hình mẫu anh lính Biên
phòng - những người đau đáu với các dân tộc lạc hậu vùng biên viễn nhiều nhất,
lâu nhất; và luôn phải đóng nhiều vai trong xã hội nhất:… đã làm giáo
viên rồi còn kiêm thầy thuốc - để làm thành công hoá, chiến thắng hoá
cái sự “tàn bạo ráo hoảnh” ấy, như ngày hôm nay. Có thể, người Xê Đăng, người
Ma Coong, người Jơ Rai… chưa hoàn toàn thuần phục, nhưng họ đã tin và đã bình
đẳng cơ hội sống của tất cả mọi người.
Tác giả thấp thoáng trong Con ma nhỏ, mặc dù không nhảy tót vào,
chễm chệ chuyện. Chỉ là hình ảnh của sự hàm hiểu và sâu sắc vấn đề. Lúc là “con
ma nhỏ”, khi là Giàng uy quyền, được sự thuẫn hậu của làng, của tộc. Vừa
làm một lính tượng (tượng nhà mồ) uy nghi, nhưng có vẻ bất lực; thoắt đã thành
“vị ân nhân lính” thật 100%, xông đến “phá” Giàng, “phá” làng… bằng hành vi “ăn
cướp”: Anh mang em đi chẳng làm ai xúc động. Cái sự xúc động
ấy, được chờ đợi, có thể là một sự trừng phạt của Giàng! Nhưng rồi thì: Sáng
trồng cây, học chữ, tuần biên/ Tối lớn lên trong tình thương nhân ái./ Hai mươi
năm sau em trở thành y sĩ/ Mang hồn ma về chữa bệnh quê hương… Như một
sự khẳng định cho tinh thần “lách nạn” để tồn sinh bình đẳng bình an, để có cơ
hội quay về minh chứng cho sự phi nghĩa của tập tục ấu trĩ. Cái “con ma nhỏ”
ấy, nhờ có sự sống lại của mình mà đã giải thoát được cho hàng vạn sinh linh
vốn sẽ bị chôn, bị vứt ở rìa nương… Một sự “vùng lên” đến Giàng cũng phải chùn
tay đao phủ. Một sự “vùng lên” khiến người đọc, như vừa nhận được một kiến thức
mới, về chính những hành vi của mình…
Một
sợi dây linh cảm lạ xuyên suốt hai thế giới tâm linh, là cảm xúc khi đọc Con
ma nhỏ của Nguyễn Đức Lợi. Xin chúc mừng!
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét