Truyện
rất ngắn, hay truyện cực ngắn, truyện mini, truyện ngắn ngắn, truyện ngắn thu
gọn… ở phương Tây và Trung Quốc người ta còn gọi nó như một… tia chớp: truyện
vi mô, truyện bất ngờ, truyện chớp lóe, truyện một phút, truyện một hơi khói
(độ dài có khi chỉ cần một phút, hay rít một điếu thuốc là đọc xong)…
Loại truyện “tiết kiệm” chữ nghĩa này du nhập và phát triển thịnh vượng trên văn đàn nước nhà vào quãng thập niên 90 của thế kỷ 20. Truyện rất ngắn được coi là “đặc sản” của thể loại kể chuyện văn chương; tuy có “tổ tiên” là tin vặt, phổ biến cách đây đến vài thế kỷ ở phương Tây (Với đúng nghĩa báo chí là, thông tin nhanh một sự kiện có tính giật gân, không hạn định, không bối cảnh chính trị… nhưng đầy tính nghệ thuật) và các loại truyện trạng, truyện tiếu lâm, truyện truyền kỳ… ở nước ta dưới hình thức “châm”, trào phúng, tương đối dễ dãi vì, thường không mấy coi trọng tới cốt lõi, nội dung mà chỉ để ý chủ yếu đến hình thức và ngôn ngữ thể hiện.
Loại truyện “tiết kiệm” chữ nghĩa này du nhập và phát triển thịnh vượng trên văn đàn nước nhà vào quãng thập niên 90 của thế kỷ 20. Truyện rất ngắn được coi là “đặc sản” của thể loại kể chuyện văn chương; tuy có “tổ tiên” là tin vặt, phổ biến cách đây đến vài thế kỷ ở phương Tây (Với đúng nghĩa báo chí là, thông tin nhanh một sự kiện có tính giật gân, không hạn định, không bối cảnh chính trị… nhưng đầy tính nghệ thuật) và các loại truyện trạng, truyện tiếu lâm, truyện truyền kỳ… ở nước ta dưới hình thức “châm”, trào phúng, tương đối dễ dãi vì, thường không mấy coi trọng tới cốt lõi, nội dung mà chỉ để ý chủ yếu đến hình thức và ngôn ngữ thể hiện.
Truyện
rất ngắn hiện đại đòi hỏi rất khắt khe. Chỉ với dung lượng ngôn ngữ cực ngắn
nhưng lại truyền tải được lượng thông tin cực nhiều, thông qua trí tưởng tượng
phong phú, sự mài giũa, chế tác tinh xảo, công phu, dựa trên chất liệu nghệ
thuật là “ngôn ngữ ngầm” của các nhà văn mà luôn đảm bảo được cốt lõi của một
truyện ngắn. Truyện rất ngắn khi đã đáp ứng đầy đủ mục đích yêu cầu của một
truyện rất ngắn là hấp dẫn, kịch tính và đảm bảo độ “căng”, kèm một chút men
của những dấu ấn, những trăn trở, chiêm nghiệm, khắc khoải… Và cuối cùng, bằng
một động tác làm “gãy văn học” nhằm để lại một bài học đến độ day dứt cho người
đọc ra, thì dường như truyện càng ngắn bao nhiêu, giá trị giáo dục, cũng như
giá trị nghệ thuật càng được đẩy lên cao bấy nhiêu. Bởi, truyện ngắn thì tiết
tấu truyện, bước ngoặc truyện, kịch tính truyện… (tất nhiên là với những mẩu
truyện đạt yêu cầu) được tường thuật lại, dẫn dắt lại trong một khoảnh khắc
chớp nhoáng (rất ngắn). Thì, đối với người đọc cũng vậy, chỉ trong nháy mắt đã
“dồn dập” ngấm truyện, xúc động tức thì và rồi tới một “cú sốc truyện” đột
ngột, bàng hoàng đến bất ngờ hoặc có cảm giác giằng xé, mâu thuẫn tột đỉnh được
hình thành giữa cái ác và cái thiện; cái sai và cái đúng; cái gian trá và cái
thật thà… để rồi từ từ, tâm thức người đọc nghiêng dần về phía chân, thiện, mỹ
của cốt truyện. Mà, không ai khác, chính nhà văn là người “thủ đoạn” nên, để
tạo ra sự tiếp thu một mạch, tư duy một mạch và trăn trở một mạch.
Có
những tác giả phấn đấu cho thể loại truyện cực ngắn như một sự đấu tranh và
không ít đã để lại cho thế hệ những thành tựu vang dội với “những kỷ lục siêu
ngắn”. Nhà văn tiêu biểu của thế kỷ 20 Franz Kafka (1883 - 1924) có truyện Làng
gần nhất chỉ dài có… 2 câu, với 79 âm tiết. Ngôn ngữ thể hiện được coi là “lạ
lùng” còn nội dung thì kể về câu nói của ông tôi: (“Ông tôi thường hay nói:
Cuộc đời ngắn ngủi đến kỳ lạ. Trong ký ức của ông, giờ nó thu nhỏ lại đến mức
thật khó hiểu nổi vì sao một chàng trai lại có thể quyết định đưa ngựa tới làng
gần nhất mà không e ngại - cứ cho là không gặp tai nạn gì đi nữa - rằng một
kiếp sống bình thường và trôi chảy cũng còn khó mà đủ cho cuộc du lãm ấy./”).
Và câu nói ấy lại được đúc kết từ ký ức của một người ông, một ký ức phi lý
ngay từ trong suy nghĩ; không hiện thực, không hành động và không … thể hiểu
nổi. Hay truyện cực ngắn của ông, chỉ 4 câu văn hoàn chỉnh với 52 chữ, nói về
Những thân cây: “Chúng ta giống như những thân cây vùi trong tuyết. Bề ngoài,
chúng nằm trơ ra đó và một cú đẩy nhẹ cũng đủ làm chúng lăn tròn. Không, không
làm vậy được đâu, bởi chúng gắn chặt vào mặt đất. Nhưng này, ngay cả điều ấy
cũng chỉ là bề ngoài./”. Câu đầu tiên chọn cách viết diễn văn (giới thiệu). Câu
thứ hai xác nhận một sự thật bất kháng. Câu thứ ba phản biện lại giả thuyết ở
câu hai. Câu thứ tư là tấm bia, truyện cực ngắn này ngắm đến - đó là chuyện của
đời sống, trong đời sống, tưởng thế mà chẳng bao giờ là thế... Thế đấy! Cũng giống
như Làng gần nhất, truyện không có cốt nhưng lại đúng là truyện, bởi nó đang
sống sung túc (sấm truyền) giữa biển nghệ thuật văn chương mênh mông của nhân
loại!
Còn
Ernest Hemingway (1899 - 1961) thì hơn một lần tự hào vì mình viết được một
truyện cực cực ngắn, chỉ có… 6 chữ…
Ở
nước ta, một số tờ báo, bán nguyệt san, chuyên đề điển hình mạnh dạn và trân
trọng in tiên phong truyện rất ngắn, truyện mini trên trang dành cho… sáng tác
mới (Giáo dục - Thời đại); hoặc là đã tổ chức vang dội những cuộc thi truyện
rất ngắn dưới 300 chữ (Kiến thức gia đình); truyện mini dưới 1000 chữ (Thế giới
mới)… Cũng vì xuất phát từ những cuộc thi như vậy mà ngay trong năm 1994, Nhà
xuất bản Hội nhà văn đã cho ra đời tập truyện rất ngắn, gồm 40 truyện vào trung
khảo. Với tôi, trong cuộc thi ấy ấn tượng: Vàng của Hoàng Minh Tường (mặc dù
không đăng quang), Hoa muộn của Phan Thị Vàng Anh (giải nhất cùng với Đường
Tăng của Phan Quốc Dũng)… và thiết nghĩ, cho đến bây giờ cuộc thi ấy vẫn còn
khẳng định được giá trị của một cuộc “ra quân” tiên phong và nghiêm túc. Nhưng
có lẽ ám ảnh hơn cả là Anh hai (Giải ba) của Lý Thanh Thảo. Cho dù tính tới
thời điểm này đã tới… 15 năm, nhưng vẫn ầng ậc nước mắt. Một “anh hai” nhong
nhóc mà nhiều người thời hưởng thụ còn sửng sốt ngỡ ngàng vì chẳng hiểu tại sao
“anh hai” ăn mày lại nhường cho con bé em những ba ngón tay dính đầy bơ trong
khi mình chỉ “liếm hai ngón”. Cả truyện ngắn vẻn vẹn 189 âm tiết gồm, 3 cặp
rưỡi đối thoại và 7 câu kể mà Lý Thanh Thảo đã cho thấy hai mặt nghịch lý đến trớ
trêu của cuộc đời. Một thằng em chã, mặc cho mẹ nựng thế nào cũng không thèm ăn
chiếc bánh kem béo ngậy và, xương truyện bắt đầu từ khi: “Chiếc bánh kem văng
qua cửa xe rơi xuống mép đường, sát mép cống” để hai anh em đứa ăn mày “mắt
sáng rực lên!”. Sự vớ bở ấy không ngờ lại là bước ngoặt. Mặc dù là ăn mày nhưng
hai anh em “anh hai” không ăn bẩn mà cố phồng mồm thổi cái bánh “bụi đời đã
dính chẳng chịu đi cho” đến nỗi quá đà để chiếc bánh “trời cho” rơi tòm xuống
cống “hôi hám, chìm hẳn”. Kịch tính thực sự đến khi còn lại cặp thoại cuối
cùng:
“- Ai biểu anh hai thổi chi cho mạnh - Con bé nói rồi thút thít.
- Ừa, tại anh! Nhưng kem còn dính tay nè. Cho em ba ngón, anh chỉ liếm 2 ngón
thôi!”.
189
chữ mà tác giả nén… Anh hai là vừa khéo chặt bởi, tự nó vốn đã “bùng lên” tất
thẩy mọi giá trị nghệ thuật và giá trị nhân văn sâu sắc. Còn nếu vì một lý do
nào đó mà Lý Thanh Thảo kéo dài dung lượng âm tiết ra, dù chỉ một từ thì đã là
một việc làm vừa thừa vừa nhạt. Hẳn điều này tác giả đã gói sẵn và dạy cho nhân
vật “anh hai” cách dạy đời và nhìn đời như thế, như thế… Một truyện rất ngắn
chỉ diễn ra trong khoảnh khắc chóng vánh, không thời gian, không địa điểm,
không tên tuổi, nhân vật chỉ hiện lên đại loại giống một câu “giáo dục đạo đức”
nhưng lại dài, rất dài và khốc liệt như cuộc chiến “đi cùng năm tháng”.
Năm
2007, báo Tuổi trẻ tổ chức cuộc thi truyện ngắn 1.200 chữ (xếp vào thể loại
truyện ngắn ngắn). Tuy nhiên hầu hết các truyện gửi dự thi đều không đến 1.200
chữ, cá biệt có truyện 300 chữ. Nhà văn Phạm Xuân Nguyên trong Khối nổ và dây
cháy chậm đã: “… hình dung người viết truyện 1.200 chữ như người chế tác một
vật nổ mà khối nổ nằm trong 1.000 chữ, còn 200 chữ là đoạn dây cháy chậm” và,
“phải biết cài kíp nổ ở đâu để khối nổ có hiệu suất bung phá cao nhất, mạnh
nhất trong một hình thể nhỏ gọn nhất”; và nữa, “viết loại truyện này nếu không
biết gây nổ thì là hỏng”… Không hạn chế như 15 năm trước, cuộc thi truyện ngắn
1.200 chữ trên báo Tuổi trẻ đã thu hút được tới 1.758 truyện gửi đến, trong đó 89
truyện đã chọn đăng và, 30 truyện vào trung khảo; để cuối cùng Ban giám khảo
trao giải cho 15 tác phẩm. Trong cuộc thi ấy, tôi ấn tượng nhất cái tứ Nhốt hộ
những tiếng thở dài - truyện được in (1.027 chữ ) của Nguyễn Mỹ Nữ; nhưng “sự
kiện” không lớn lao, gấp gáp, thống thiết và dằn vặt bằng Nhớ đá (1.184 chữ),
truyện đoạt giải nhì của Đỗ Doãn Hoàng. Dụng ý của Hoàng là phơi ra những bất
chấp, lai căng, thậm chí là sự biến thái về ý thức khách quan, có tác động, có
hạ ý của chính những chủ nhân ngôi làng cổ đá ong - Làng Đoài - “… ngôi
làng cổ đầu tiên (và đến giờ vẫn là duy nhất) của nước nhà được công nhận là di
tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia, là biểu trưng cho văn minh nghìn năm ở đồng
bằng sông Hồng...”. Nhưng, ngoài sự “gào rống thống thiết” nhưng có vẻ bất lực
của các nhà văn hóa, nhà lịch sử… và cả những “người Tây nó thích” ra, thì
dường như mọi thứ chỉ được người Đường Lâm, người Đoài coi là xứ “chó ăn đá gà
ăn sỏi”, là “ai cũng muốn móc bỏ để giồng màu”. Hoàng “nhẩy” vào truyện dưới
vai người kể ngôi thú nhất - một bước “santo” văn học được nhiều người chọn
dùng để bày tỏ nỗi niềm - và xuất hiện nhiều như… chữ! Bố của nhân vật “Tôi” -
cái gã có tới ngót chục vết sẹo ở đầu và tứ chi ấy - cũng được chọn để “xót”
toàn thân vì… đá. ấn tượng nhất là cú nổ (tỏi) của lão Măng - nhân vật phó
thường dân nhưng nổi tiếng hơn cả… Lý Đức, vì: “… cơ bắp lão chả bằng ông Lý
Đức trên tivi nhưng trông nó thật và săn hơn nhiều”. Lão Măng có lẽ học chẳng
đậu chữ nào, nhưng có lẽ văn hóa và đạo đức thì “đông” như… đá ong, mà đá ong
lại… “đông như quân Nguyên ngày xưa”. Lúc rỗi nhất trong ngày có lẽ là ngủ, ăn
và ngồi từ tốn cắt từng lát mỏng từ những nốt chai to như quả trứng gà ri ở
trong lòng bàn tay, rồi cho lên đầu chao đèn đốt: “- Thịt tớ nướng thấy thơm,
thế là người tử tế!” (Một sự phấn đấu trường kỳ và gian khổ mà chỉ “người tử
tế” mới biết!). Đến khi lão Măng mất nghề đánh đá ong thuê vì người ta bỗng
phởm phơ giầu, bỗng ưa những viên gạch đỏ ối được đốt phì phì ở chân đê, vì chỉ
nó mới giúp người ta lên cao ngật ngưỡng và phô khoe lộng lẫy, lão chuyển sang
trèo cau và bồ kết thuê… Truyện được đẩy lên đỉnh khi người đọc bất ngờ nhận
được một cú… điện thoại:
“Bố
gọi điện bảo làng đang đồn lão Măng đói quá đi ăn trộm khoai tây bị bảo vệ đồng
Bường bắn tên vào ổ bụng, nằm cả tháng rồi, về được thì về.”
Phải
về chứ, nhân vật vĩ đại nhất làng Đoài, là “Thạch Sanh cái thế”… nằm một chỗ mà
không về thì vô đức quá:
“Thấy
tôi, lão hộc lên, cái cười khậc khậc, răng thỏ trắng lóa: “Chết thế đếch nào
được. Cái thó nó gỉ quá, trời sáng trăng, tao ra ngoài dộc Kiêng đánh đá chơi
cho đỡ nhớ đấy mà. Thằng Vạn lác nó canh ao nên vác nỏ bắn nhầm ấy!
Tôi
ngồi quay lưng lại với làng, về phố, độ tuần sau thì được tin lão chết. Lão
không biết rằng tôi cũng nhớ đá ong lắm./”
Cú
“gãy” mà Hoàng “thủ đoạn” rất khít. Lão Măng cười khậc khậc, chả đau tẹo gì,
vậy thì chết thế đếch nào được. Lão tin tưởng chắc chắn rằng, rồi đây, cái thó
đánh đá lại sáng như gương, vì lão vẫn không hề quên nghề, quên đá… vì cái quên
ấy là quên cội quên nguồn. Đùng một cái, độ tuần sau lão “tỏi”! Lão tỏi do
Hoàng bắt lão tỏi thôi. Thích thật! Nhưng có lẽ (theo thiển ý cá nhân) tại cái
lý này mà Hoàng mất giải nhất chăng: “Lão không biết rằng tôi cũng nhớ đá ong
lắm”. Sự chia sẻ của ngôi thứ nhất là loãng, là thừa - một cách diễn giải báo
chí, chỉ sợ người đọc không hiểu. Nói kiểu Khối nổ và dây cháy chậm thì, 10 chữ
này đích thị là đoạn dây… thừng; mặc dù quả “bom” Nhớ đá đã tự phát nổ bung
phá.
Cái
chết vì nghề (vui hềnh hệch) của lão Măng đã là tất cả những gì người đọc muốn
rồi. Truyện rất ngắn hay và sang cũng bởi nhẽ ấy…
Điện Biên 2001 - 2009
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét