Tản
văn
Trên vùng cao, tìm đến nhà nhau, bản nhau, người ta hay nói: đi qua cánh rừng
kia hay, trèo qua dãy núi kia… Hỏi có đường đi không? Lắc đầu!
Mặc dù ở khắp rừng ấy, núi ấy là những con đường mòn đan dệt như mạng nhện, nhưng thực sự chẳng có một con đường nào cụ thể. Lằng nhằng và chằng chịt. Người bản địa đi lại bằng bản năng, còn trí nhớ, có khi chẳng ai biết nó là gì. Đích ấy, nhưng mười lần đi là mười con đường khác nhau. Chẳng ai phàn nàn về những con đường bất định. Cũng chẳng ai ấn định thời khắc đi và đến. Quan trọng như lên nhà mới, đưa đón dâu… thì ai đến trước uống trước, ai đến sau uống sau. Sự công bằng được qui đổi ra ba hoặc năm chén nhập mâm. Núi rừng sông suối đã lấy đi của họ năng lực chờ đợi.
Mặc dù ở khắp rừng ấy, núi ấy là những con đường mòn đan dệt như mạng nhện, nhưng thực sự chẳng có một con đường nào cụ thể. Lằng nhằng và chằng chịt. Người bản địa đi lại bằng bản năng, còn trí nhớ, có khi chẳng ai biết nó là gì. Đích ấy, nhưng mười lần đi là mười con đường khác nhau. Chẳng ai phàn nàn về những con đường bất định. Cũng chẳng ai ấn định thời khắc đi và đến. Quan trọng như lên nhà mới, đưa đón dâu… thì ai đến trước uống trước, ai đến sau uống sau. Sự công bằng được qui đổi ra ba hoặc năm chén nhập mâm. Núi rừng sông suối đã lấy đi của họ năng lực chờ đợi.
Ai đó từ thấp lên, khái niệm với họ về một con đường cụ thể, họ chỉ cười, thay
cho khả năng hoàn tất hộ khách bộ độc một bức thảo phác lộ trình. Vậy là, nếu
tin tưởng vào cái lộ trình độc bộ ấy, thì yên tâm rẽ phải, quẹo trái đến mấy
chục lần nhặt sỏi bỏ vào túi rồi mà vẫn… lạc như ai. Nhiều khi mình chẳng hiểu,
tại mình hay là do những con đường? Lúc ấy, ước gì mình có bản năng của một con
nai, hay một con lợn rừng thứ thiệt…
Gần đây, khi “cuộc cách mạng xe Tàu” lên tới những đỉnh núi cao nhất, xa nhất,
người ta bắt đầu bỏ cả mấy tháng mùa rỗi nương ra để cuốc những con đường có
tiết diện mặt đất vừa vặn một lốp xe, và tiết diện không gian điểu khiển vừa
chiều ngang tay lái. Những đoạn dốc đứng thì được cuốc rộng hơn, đủ chỗ cho
người dắt chiếc xe đã cài sẵn số một. Sự cộng hưởng lực đẩy ấy lặp đi lặp lại
khắp các tuyến độc hành. Đi qua rất nhiều con đường, khi chỉ một vết lốp sâu
hoắm, bánh xe kẹt vào đấy thả tay không đổ; khi thì vết ghi đông xe mài vào
ta-luy một vệt lõm… chạy suốt cuộc hành trình của những tay lái lụa. Vượt khe,
vượt lạch chỉ một thân gỗ có đường kính chừng 20cm, được đẽo qua loa cho bớt đi
cái cảm giác trượt rớt do ma sát trơn tròn. Chiếc xe phanh khực trước đầu cầu,
chống hai chân xuống đất, thò tay ra sau, nhấc bổng đít xe lên, chỉnh cho nó
trùng với đường thẳng thân cầu, rồi rồ ga như một cú vượt hào ngoạn
mục. Đôi khi cả người và xe lầm lũi lặn xuống ngầm suối, xe ho sòng sọc
một tràng rồi tắt lịm. Lên bờ, người ta dựng ngược nó lên cho nước ra khỏi máy
theo đường ống xả, kéo vạt áo chùi khô bu-di, phồng mồm thổi cho nước ra khỏi
các khớp điện… là lại phọt đi như thường. Và, cái cách người ta gặp nhau cũng
thật lạ. Một người nhẩy tót xe xuống vực, người kia phóng vụt qua, rồi kít
lại. Hai xế gia hì hụi khiêng chiếc xe “rơi vực” lên, vẫy tay chào nhau một
cái, đã chỉ còn lại lảng vảng khói xanh khét lẹt.
Ở dưới đồng bằng và phố thị làm gì có khái niệm đường mòn xe máy. Đường mòn
người đi, thú đi… nhiều người cả đời còn chưa một lần nhìn thấy. Càng sau này,
những con đường mòn xe máy càng xuất hiện nhiều hơn trên khắp các bản làng vùng
cao. Bản xuống thành phố. Bản xuống huyện. Bản xuống xã. Bản sang bản. Nhà sang
nhà. Nhà ra nương. Nhà ra rừng. Nhà tìm trâu… Đường mòn xe máy độc chiếm khắp
các rẻo cao chất ngất. Càng cao, càng xa thì khao khát cho những đôi bàn chân
nghỉ ngơi càng lớn lao. Vậy là, cuộc cần cù khổ ải chọc tra giẫy hái được
nhường chỗ cho việc khai phá những con đường mòn có hình vóc cụ thể và định vị.
Nhiều người gọi đường mòn xe máy là đường dã chiến, đường thi tay lái, đường
mạo hiểm, đường cân não, đường bó bột, đường gọi hồn… Đường hầu hết chỉ vận
hành vào mùa khô, khi mà nền núi đã róc kiệt và trơ gan.
Hoạ hoằn có con đường, bề ngang chỉ được xếp một bằng một hòn đá, nối đuôi nhau
chạy mất hút vào mây trời… Nước cuốn hòn này trôi, hòn khác lại được chở đến để
vá vào. Người ta thường tự hào về những con đường đá ấy. Đường mòn đá, nhưng
chưa hẳn đã đi xe nổi. Lúc ấy, họ chỉ cần dắt được xuống vùng thấp. Một ngày
dắt xe cho một giờ vi vu, rồi về. Cả bản xúm quanh câu chuyện phố huyện, mà một
người dũng cảm vừa xuống núi mang lên. Họ như được ăn tết vậy. Cười nói lum
xum. Bên lề những thông tin về giá ngô, giá gà, giá lợn… để dân bản xuống bán
khỏi bị hớ, là kinh nghiệm cưỡi “ngựa máy” xuống núi. Lúc nào thì nó hất mình
xuống. Lúc nào nó chồn cẳng, đứng ì ra. Lúc nào thì nó muốn… cưỡi mình… Nhất là
những chàng trai, chỉ chờ hái xong vụ nương này sẽ có trong nhà một xe máy. Lí
thuyết thì khó chứ thực hành, chỉ cần đưa được xe từ huyện lên bản, rồi từ bản
xuống huyện là thi mười lần cũng đỗ mười lần…
Mỗi khi nghe chuyện “cưỡi xe”, “xe cưỡi”… như một sự kích cầu, là một lần con
đường mòn nào đó lại được khai mở. Xe máy ngày một rẻ, đường mòn ngày một
nhiều. Đời sống ngày một cải thiện, đường mòn cũng ngày một dài ra. Giờ ai hỏi
mình, đường này đi đâu, mình bảo trẻ con cũng biết. Giờ ai hỏi mình, đường này
bao xa, mình nhìn công-tơ-mét và trả lời vanh vách…
Cuối
đoạn đường mòn, 11.01.2011
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét