Đã
lâu rồi, tôi và đêm luôn đi suốt cuộc hành trình. Và cũng lâu rồi, tôi phát
hiện ra đêm không còn tĩnh mịch, yên ắng như những gì tôi được biết hồi còn
tuổi ăn tuổi lớn.
Đêm bây giờ trằn trọc, nghĩ suy và ăm ắp niềm nỗi. Tiếng xe gào dài theo mặt đường. Những ngọn điện biến đêm thành ngày. Tiếng lợn eng éc đẩy đêm vào khắc khoải. Chuông điện thoại vừa vạng vào đêm thông điệp khẩn cấp, vừa là thang điểm của sự hiếu trung. Tiếng lách cách bàn phím mang lại cho đêm cái nết cần cù hiếm gặp. Đêm trăn trở và thức thao; mộng mị và dị thường…Tiếng đêm vỗ về chỉ còn đến trong giấc mơ của đứa trẻ sơ sinh bên kia hàng dâm bụt!
Đêm bây giờ trằn trọc, nghĩ suy và ăm ắp niềm nỗi. Tiếng xe gào dài theo mặt đường. Những ngọn điện biến đêm thành ngày. Tiếng lợn eng éc đẩy đêm vào khắc khoải. Chuông điện thoại vừa vạng vào đêm thông điệp khẩn cấp, vừa là thang điểm của sự hiếu trung. Tiếng lách cách bàn phím mang lại cho đêm cái nết cần cù hiếm gặp. Đêm trăn trở và thức thao; mộng mị và dị thường…Tiếng đêm vỗ về chỉ còn đến trong giấc mơ của đứa trẻ sơ sinh bên kia hàng dâm bụt!
Đêm qua, đứa em gái nhắn tin: “Anh về chưa, mẹ đau lắm
rồi?”. Cả đời tôi chưa chứng kiến một nỗi đau nào của mẹ. Lần mẹ sinh em gái,
tôi vuốt vuốt mớ tóc bết vào vầng trán đã thấp thoáng đồi mồi, hỏi mẹ: “Có đau
lắm không mẹ?”. Mẹ nhoẻn miệng cười: “Đồ ngốc, là mẹ sung sướng đấy”. “Thế hồi
mẹ đẻ con, mẹ có cười như bây giờ không?”. “Sao lại không, mẹ còn cười to hơn
nữa cơ…”. Liệu có phải cả cuộc đời, bây giờ mẹ mới đau? Vài lần tôi thấy mẹ cắn
môi đến bật máu mà mẹ vẫn cười - nụ cười song sinh với nụ cười mẹ sinh hạ anh
em tôi!
Tôi mau mải nhẩy lên một chuyến xe đêm, về quê. Hình ảnh
mẹ khô úa vì đã sống hết mình cho cha, cho tôi và đứa em gái còn chưa kịp biết
thế nào là tề gia nội trợ. Cả đời mẹ ăn ốc ăn bồng ngoài ngòi ngoài bãi, cái gì
khiến mẹ ung thư? Tôi đã khóc khi biết tin mẹ đang ngồi đếm từng ngày, từng
ngày; nhưng đêm nay mẹ đau, thì lại không sao khóc được. Không phải là tôi sợ
những ánh nhìn ngại ngùng của khách lữ. Có lẽ tôi đang nghe tim mình ri rỉ. Tôi
nghe thấy cả tiếng cối giã thình thịch vào đêm để được trả công vài bát đầu
mày, cho bữa cơm của anh em tôi vơi đi phần khoai sắn. Tôi nghe được cả tiếng
nước động, tiếng bùn nhem nhép bẹn chân, tiếng gặt trăng, tiếng đập thóc đèn,
tiếng vần đất bùm bụp thành viên, thành viên để hoàn thiện giấc mơ nhà gạch…
của mẹ. Suốt cuộc đời này, tôi
không thể quên tiếng cha xoa xuýt bế mẹ chạy từ đồng Hộc về, thỉnh thoảng đưa
tay lau tiếng máu, từ bàn chân sắp đứt lìa vì tối quá nên cuốc nhầm của mẹ,
phọt vào mặt cha; nhưng tuyệt nhiên không có tiếng mẹ đau!
Chiếc
xe chạy rì rì ra đường, bác tài bảo đèn pha của bác không xuyên thủng được đêm.
Tôi thầm gọi: Mẹ! Hãy cứ rên
lấy một lần cho rơi rụng bớt cơn nhọc nhằn trên đường đời của mẹ! Mẹ còn trốn
ngủ để lao vào đêm đến bao giờ? Mẹ cũng không cần trốn cả những tiếng thở than
vì hai chữ làm dâu nữa đâu, cha cũng bảo thế. Con muốn nghe tiếng mẹ bên con,
hằng đêm, hằng đêm thủ thỉ, mẹ ơi…!
03h
đêm, 06.10.2009
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét