Chiều
kéo sương về.
Như một nếp quen cũ, ngay sớm hôm sau,
mẹ tôi mở chiếc khóa hòm gỉ sét, lôi áo bông của cả nhà ra phơi cho vơi mùi mốc
và ủ thêm hơi nắng vào sâu trong từng sợi bông đã xẹp hết cỡ.
Mẹ bảo, trời trở nết, gió bấc thình lình về, mang theo Thần Viêm Phổi! Trên con sào cha bắc bằng một thân tre rừng, dài từ hiên nhà ra cột ngõ, tôi đếm đi đếm lại cũng chỉ thấy có năm chiếc. Mẹ chỉ từng chiếc: này là của chị cả, này của anh hai, anh ba, anh tư và, chiếc nhỏ nhất (cũng là vá nhiều nhất vì phải mặc lại của các anh chị lớn) là của tôi. Tôi thắc mắc: “Của thầy mẹ đâu?”. Mẹ cười, chỉ vào cái cuốc: “áo ấm của thầy mẹ đấy”. Tôi ngơ ngác. Mẹ bảo thầy mẹ làm việc thì lấy đâu ra mùa đông. Chúng tôi đi học, gió theo từ nhà tới trường mới ho, mới ốm.
Mẹ bảo, trời trở nết, gió bấc thình lình về, mang theo Thần Viêm Phổi! Trên con sào cha bắc bằng một thân tre rừng, dài từ hiên nhà ra cột ngõ, tôi đếm đi đếm lại cũng chỉ thấy có năm chiếc. Mẹ chỉ từng chiếc: này là của chị cả, này của anh hai, anh ba, anh tư và, chiếc nhỏ nhất (cũng là vá nhiều nhất vì phải mặc lại của các anh chị lớn) là của tôi. Tôi thắc mắc: “Của thầy mẹ đâu?”. Mẹ cười, chỉ vào cái cuốc: “áo ấm của thầy mẹ đấy”. Tôi ngơ ngác. Mẹ bảo thầy mẹ làm việc thì lấy đâu ra mùa đông. Chúng tôi đi học, gió theo từ nhà tới trường mới ho, mới ốm.
Chiều chiều, chị em tôi mỗi đứa một
bàn học, được thầy tôi làm từ những bắp gỗ nhặt ở trên rừng tập tô, tập đọc
trong tiếng xuýt xoa khói miệng. Thầy mẹ phong phanh bên bếp lửa rực hồng. Thầy
thường mài dao, mài cuốc, chẻ lạt, đan rế… Mẹ vừa chuẩn bị cơm tối, vừa nhặt
lại mớ rau rừng, lọc con cá chuồn khô, ngâm, đãi mày ngô mảnh để sớm sau dậy
thổi cho mau nục. Tôi ít ngủ từ bé, ông thầy thuốc nam làng bảo là bị rối loạn
chức năng nghỉ, nên hay thức giấc vào giữa canh. Sáng nào cũng thấy mẹ dậy nhóm
bếp từ gà gáy, rồi gọi vọng vào buồn, vừa đủ để thầy nghe: “Lửa bén rồi, thầy
nó dậy sưởi cho ấm”. Bao giờ mùi từ nồi cơm tẻ nương độn ngô răng ngựa bớt
nồng, mẹ mới vào lùa chị em tôi dậy ăn để kịp tới lớp.
Sương năm nay đã bảng lảng, quấn quýt
vào những dải ráng chiều buông vàng rừng rực. Tôi đón mùa đông bằng chiếc máy
sưởi, mặc dù chỉ cần kéo hai cánh cửa là gió bấc chỉ còn biết quyện quậy bên
ngoài, chứ không lách ào ào qua khe liếp vào làm lạnh ngắt cả ngôi nhà tranh
trước đây của thầy mẹ. Ngồi bên chiếc máy sưởi, con tôi không có cơ hội chơi
trò đồng dao đuổi khói: “Khói về đằng kia ăn cơm với cá/ Khói về đằng này
lấy đá đập đầu”. Tôi bỗng nhớ cái bóng gù gù, như chở cả trên lưng trái núi
của thầy tôi, hắt lên tường một quầng trầm đục. Có manh áo nào đều nhường cả
cho con, nên chiếc áo ấm nhất của thầy mẹ lúc làm việc là… cái cuốc; còn khi
buông tay đồng tay nương thì chính là cái bếp củi khói quện cả vào mái tóc hoa
râm của mẹ và chòm râu lởm chởm bạc của thầy. Thầy tôi nheo nheo hai con ngươi
trong làn khói cay bỏng mắt. Mẹ phồng mồm thổi vào lòng bếp. Trước khi tia lửa
nhòa lên, một vầng vụn than phun ra như pháo hoa, hắt cả về phía mắt thầy. Thầy
tôi chỉ cười!
Mâm cơm đã được mẹ dọn ra ngay cạnh
bếp. Chỗ ấm nhất là, đằng trước nồi cơm phả khói, đằng sau than sưởi ấm lưng
thầy mẹ luôn dành cho tôi. Tôi bỗng thèm được nhuốm mắt mình thật cay trong làn
khói bếp!
Ngày
sương chiều đầu tiên, 10.10.2009
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét