Khúc
cua vặn như một cú santô, khuất sâu trong màn sương tinh khôi, còn chưa kịp bị
những tia nhật quang quấy quả.
Chiếc xe đạp thồ chỉ nhìn thấy đôi lốp, như có phép lạ, cùn cụt bò, nhích lên từng phần tư vòng bánh. Nhìn từ xa không thấy một sự hỗ trợ nào. Đến gần, lấp láp trong ngất ngưởng bao bố là một người đàn bà đen, gầy nhóc nhách, vừa khom lưng đẩy, vừa cố giữ cho núi hàng chòng chành khỏi lật. Nhưng bất thình lình, chiếc xe mất đà tụt thẳng xuống dốc vực. Một thanh niên đang cắm số, cố cho chiếc xe minkhơ già cỗi nặng nề, cũng vì kế mưu sinh, trườn từng nấc, thấy thế phanh thốc lại. Người đàn bà vừa cố nhặt nhạnh nốt mấy hạt ngô, vỡ vương vãi ngay bên bờ suối ảng đang xối ầm ầm dưới đáy vực, vừa khẩn khoản : “Về tới bản Bua cứ hỏi nhà chị Lanh là họ chỉ cho lối vào”.
Chiếc xe đạp thồ chỉ nhìn thấy đôi lốp, như có phép lạ, cùn cụt bò, nhích lên từng phần tư vòng bánh. Nhìn từ xa không thấy một sự hỗ trợ nào. Đến gần, lấp láp trong ngất ngưởng bao bố là một người đàn bà đen, gầy nhóc nhách, vừa khom lưng đẩy, vừa cố giữ cho núi hàng chòng chành khỏi lật. Nhưng bất thình lình, chiếc xe mất đà tụt thẳng xuống dốc vực. Một thanh niên đang cắm số, cố cho chiếc xe minkhơ già cỗi nặng nề, cũng vì kế mưu sinh, trườn từng nấc, thấy thế phanh thốc lại. Người đàn bà vừa cố nhặt nhạnh nốt mấy hạt ngô, vỡ vương vãi ngay bên bờ suối ảng đang xối ầm ầm dưới đáy vực, vừa khẩn khoản : “Về tới bản Bua cứ hỏi nhà chị Lanh là họ chỉ cho lối vào”.
Sau một hồi đẩy xe vã mồ hôi hột, cuối
cùng người thanh niên cũng tới được ngôi lều sợ phải đền làng do hay “tự bốc
cháy”, ở tách ra mãi khu đồi hoang cuối bản. Một ông già nhò nhọ ngồi bên chiếc
bếp đất, canh nồi cám lợn bẹp móp mép (có lẽ là do va đập nhiều) đang sôi bần
bật. Trưa đã quá sải tay, mặt trời chói lòa như trút hết mọi gay gắt xuống núi
rừng ảng Tở. Ông già thọc hai que củi vào quai nồi, nhắc ra, ném thịch xuống
nền đất. Với tay múc một bát tướng, quăng cho đứa con út đang mếu máo vì lo
muộn học, quay lại người thanh niên, lầm rầm chữa thẹn: “Cháo rọc nưa đấy, ngứa
nhưng mà mau lớn” (một loại khoai dại, mọc thân độc trên núi). Ngưng giây lát,
ông phổ biến: “Phải cho thứ này vào mới không rách họng” - miệng nói tay lấy
chiếc đũa cả to bè bằng gỗ đẽo, ông xúc tro bếp đổ vào nồi, rồi khuấy như đánh
vữa. Thấy chị Lanh về, chẳng nói chẳng rằng, ông già lẳng lặng xách cặp ống bương
vượt nửa quả đồi ra suối: “Mời chú ngồi chơi, anh Thiếp nghiện, lại già, chú
gọi bằng ông nên ngại” - chị Lanh vừa kéo chiếc ghế mới đẽo bằng một đoạn cây,
vừa phân trần: “Anh hơn tôi hai tuổi, là người bản Lịch, cách đây khoảng ba
chục cây, hồi trẻ đẹp trai và dũng mãnh như con hổ đực. Mới nghe nói dưới chân
núi có con gái đẹp (là tôi - chị chú thích) đã phát rừng làm đường xuống tán”.
Ngơi miệng để lăn quả ớt nướng phả mùi hăng hắc trên hòn than, chị tiếp: “Mười
năm lấy nhau là mười năm đói rách, đắng cay. Hồi còn khỏe anh đi đấm thuê nên
còn đủ hút. Giờ lụt rồi thì đấm tôi, nhưng chẳng được tép (hêrooin) nào đâu”.
Kéo nhau về quê ngoại mong anh nể cha
vợ mà bớt đi, ai dè càng khùng, càng loạn. Đất cằn tìm người chịu khó, nhưng
với hoàn cảnh này thì đất cằn người tàn. “Không nói thì chú cũng hiểu”. Cái lực
sức lúc “yênh hùng” thì vác đấm cho thuê, bây giờ cùng đường tìm về lưng vợ.
Những trận nội chiến xảy ra liên miên. Mỗi lần ức chế do thiếu thuốc là đập,
đập chán không ra thuốc thì đốt, đốt đến dăm lần nhà mà vẫn không ra một lần
thuốc thì anh bỏ nhà đi ăn trộm. ở tận bìa rừng vẫn không tránh nổi sự miệt thị
của làng. “Từ ngày vợ chồng nó về không nuôi nổi con gì cả”. Cha mẹ cũng từ.
Đến hôm cha mất, nghĩa tử, mẹ cho gọi vợ chồng về, ngoảnh đi ngoảnh lại cả
người và con gà giỗ bay mất. Lại từ. Hết cách. Chị quyết chiến đấu với anh,
chiến đấu cho hạnh phúc của mình. Sự vùng lên của chị khiến anh từ ngạc nhiên
đến “tôi phát sợ, cô ấy quả là kinh khủng”. Bốn đứa con, chị đau đớn đuổi đi vì
biết thể nào ông bà ngoại cũng cứu, nên dù không kính trình phụ mẫu, chị vẫn
cấm tiệt không cho đứa nào bén mảng về nhà. Anh sẽ không thể dí dao vào cổ con
để uy hiếp chị như những lần trước.
Ngay sau đó vài ngày, chị Lanh mặt
sưng húp, một tay dắt chiếc xe đạp thồ cổ mới mua trả góp, một tay dắt anh
chồng ọp ẹp ra đi từ sớm tinh mơ. Nhiều người nhìn chị như nhìn một đấu sĩ. Cứ
như thế hằng năm trời không rời chồng nửa bước. Đánh thì đánh, chửi tì chửi.
Mặt chị thường xuyên sưng mọng, đi cạnh khuôn mặt anh bừng bừng như vang. Chị
kẹp anh đi làm thuê tất cả việc gì thiên hạ mượn: nạo hố tiêu, thuê gặt lúa,
đào mương, đóng gạch… . Chỉ có điều, chẳng mấy khi chị Lanh được lành lặn. Chị
chịu đòn cho anh cắt cơn. Chị chịu đòn cho chồng bát rẻ tiền vừa khó nhọc mua
được. Chị chịu đòn cho mái tranh không bị cháy thêm một lần nào nữa. Và sau bao
kiệt lực ban ngày, tối về thường với bộ mặt sưng húp, chị lại dốc sức vào công
cuộc nỉ non, chăm chút cho anh quên đi những ảo vọng từ sự thôi miên chết người
của ma túy. Kể cả hôm nay nữa là hai năm mười một tháng, anh đoạn tuyệt hẳn với
thuốc phiện. Mặc dù vẫn như một ông già, do hoàn cảnh sinh hoạt quá bầm, nhưng
anh lại mãnh liệt, quyết tâm và lại thương yêu vợ…
Người thanh niên ngồi lặng bên tô cháo
nưa, anh ta không ăn mà dường như cũng không muốn về, mặc dù bao nhiêu cồn cào
bứt rứt vẽ cả lên mặt từ lúc chị Lanh nhờ mang bao cám bổi về trước cho anh
Thiếp nấu, nhưng hôm nay anh đã bán được cát. Dùng dằng như muốn nói điều gì
đó, rồi lại thôi. Cuối cùng người thanh niên cũng vẫn phải ra về. Anh ta loay
hoay ghi chép cái gì đó vào vỏ bao thuốc lá. Khi qua con suối ảng đang xiết ào
ào, anh ta móc vào trong cốp xe, lôi ra và ném một cục gì đó cỡ cả kilôgam
xuống cho dòng nước hung tợn cuốn phăng đi. Chưa tảng sáng hôm sau người thanh
niên trở lại. Anh ta đề nghị được giúp anh Thiếp chiếc minkhơ để chạy xe ôm,
giúp chị Lanh vốn liếng để khỏi đi đón hàng rong mà chỉ lo ở nhà thu mua nông
sản. Còn anh ta thì xin được đi đóng gạch thuê cùng đứa con cả nhà chị Lanh, và
sẽ cố quên đi cái ảo giác thôi miên mà vì nó cha mẹ và người vợ chưa muốn cưới
anh, đã không còn nhìn mặt anh nữa.
Bản
Bua, 15.10.2005
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét