Phóng
sự
Từng
được Nhà nước phong tặng 2 lần anh hùng: “Anh hùng lực lượng vũ trang trong
thời kỳ chống Pháp” và “Anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới” (năm 2000),
nếu chỉ tính riêng cấp xã thì Cò Nòi (Mai Sơn - Sơn La) có thu nhập bình quân
đầu người cao vào loại bậc nhất tỉnh (6,7 triệu/người/năm), và đây cũng là xã
duy nhất có đất đạt 50 triệu/ha của khu vực Tây Bắc; tuy nhiên, hiện xã anh
hùng này đang bị H5N1 “đánh” cho cúm vật cúm vạ…
Nhiều năm sống nhờ đại lý
Là xã nông nghiệp với sản lượng lương
thực (chủ yếu là ngô) xuýt xoát bằng nông trường nông trường Chiềng Sung; mà
theo thống kê nhiều năm, sản lượng lương thực của nông trường cùng huyện này
bằng cả huyện đứng thứ 2 tỉnh là Sông Mã. Có người từng nói vui rằng đi đến
tỉnh nào cũng gặp “Lai 10” Cò Nòi (giống ngô chủ lực). Như vậy, đủ nói lên
rằng, tính năng động của xã miền núi Cò Nòi trong việc sản xuất các sản phẩm
lương thực chất lượng cao là đáng nể. Tuy nhiên, đấy là việc của mới đây. Trước
kia, ngô Cò Nòi trồng như để ăn vạ nước trên trời và dỗi dằn màu dưới đất, với
một mong muốn đủ ngày 2 bữa ăn, bởi làm nhiều cũng không bao giờ bán được. Cả
năm, cả người lẫn vài ổ gà ri với con lợn “ba tuổi”, (nuôi uống nước rác cho đỡ
phí) thì cũng chỉ vài chục bao ngô bắp, nhờ những con ngựa “xương nhiều thịt
ít” thồ về là no cả năm. Nhưng giờ khác rồi. Cả xã với 3.096 hộ, 14.204 khẩu
thì có tới 98% bán mặt cho 1.900 ha đất nông nghiệp vốn luôn được coi là “sự
sống” duy nhất của các thế hệ nông dân xã. Dù là nhà neo người hay chỉ đủ năng
lực cuốc dãi thủ công thì ít cũng làm ra vài chục tấn ngô bắp/hộ, tương đương 4
- 5 mươi triệu đồng ; ấy là chưa kể đến những nhà có “nhiều ha” thuê công nhân
làm tới ngót 100 tấn… . Như được trời cho, một ha đất loại 1 Cò nòi có thể cho
hơn 100 tạ, so với 25 - 34 tạ ở các nơi khác, cho nên ngô Cò Nòi hầu như đã
không mất mùa bao giờ lại được giá vào
loại nhất khu vực. Hơn nữa, nhờ có “những cây cầu” nối người dân với những thị
trường lớn tiêu thụ tới hàng trăm ngàn tấn/năm, với giá: “Không thể lòe được
dân Cò Nòi!”, đó là hơn 200 đại lý chuyên thu mua ngô, bất chấp trời hại, người
hại và cả cơn bão vi rút H5N1 nữa. Chỉ một xã mà có tới 230 chiếc xe ô tô đặc
chủng, “3 cầu”, “cài súp” chuyên “giật” từ vùng sâu ra; “3 chân”, “4 chân”
chuyên “tháo” ngô về đồng bằng, cái rẻ trị giá vài chục, cái đắt lên tới 600
triệu có thể vận chuyển một lần 38
- 40 tấn ngô chạy trên tầng cây số. Anh Nguyễn Minh Quang, tiểu khu 1 - một đại
lý nhỏ nhất trong các đại lý còn phải nói: “ở nơi nào không biết nhưng riêng Cò
Nòi không bao giờ sợ ngô ế ”. Đúng vậy, nông trường Chiềng Sung có những năm
ngô thu về cất trữ trong những chiếc kho kiên cố, to bằng 2 – 3 lần nhà ở để
chờ… mọt. Thu ráo từ cuối tháng 9 đến tận năm mới mà chưa có ai vào mua. Những con
ngựa thồ cúc cắc hết tháng này sang tháng khác cũng chỉ đủ đưa ngô từ 6 - 7 km
trên núi cao về kho là đã đột quỵ; lấy gì chở ngô đi 4 - 5 trăm cây số để bán,
lại thêm một khoản bù lỗ vận chuyển, khuân vác… cao gấp 4 - 5 lần chuột, mọt ăn
đi thì chẳng thà vứt đấy cho đỡ lỗ (?) Những mùa sau đấy có đến 70 - 80% số hộ
nghèo không chịu được nhiệt đã tranh thủ bán non, khi ngô vừa gieo, với giá chỉ
bằng nửa giá bán ngô già: “Cho ăn chắc!”. Nhưng ở Cò Nòi thì khác. Hơn 10.000
tấn ngô nhân dân làm ra, ngay lập tức được các đại lý tìm đến thu mua theo giá
thỏa thuận cao nhất. Như tổng hợp của chủ tịch UBND xã Lò Văn Thái thì hàng năm
chỉ có khoảng 20% số hộ trữ nổi ngô để bán tận ngọn, còn lại sống nhờ cả vào
các đại lý thu mua; thậm chí còn nhận tiền tiêu trước vài tháng, chỉ để sau
này: “Nhớ bán ngô cho tôi nhé”. Phải năm được giá thì cũng chỉ mất 2 giá con,
còn rủi như năm H5N1 này thì lãi đến gần 10 giá do các đại lý “tình nguyện” trả
trước(!) Theo anh “nông dân chính hiệu” Nguyễn Ngọc Yên, tiểu khu 26.3 thì các
đại lý khi “được ăn” cũng chỉ cần 200 đồng/kg, thế là trừ chi phí vận chuyển,
xay xát, thuê công nhân… cũng được lãi 50.000 đồng/tấn, nhưng ngược lại: “Không được
thì chết kỹ” ; “Chết thay cho nông dân mà lỵ”…
200 đại lý đang nhiễm cúm gia cầm
Để bớt đi phần nào căng thẳng mà đã 3
ngày trời bị tốngvào tai, chúng tôi đến đại lý Trần Văn Đỗi, tiểu khu 3 - người
được mệnh danh “chân dài nhất năm” bởi anh này kịp “tháo” nên lỗ ít nhất… 90
triệu, anh Đỗi tiết lộ: “Năm tiêu thụ được gia đình thu mua khoảng 3.000 tấn,
nhưng năm nay, do H5N1 nên gom có 1.000 tấn, bán lỗ mà vẫn chưa hết”. Hiện
trong chiếc kho khổng lồ 20 x 40 mét của anh chỉ còn lại chừng vài chục tấn. Ba
chiếc xe cũng chỉ còn cái nhỏ nhất, chuyên chở người đi du lịch là nằm rỗi ở nhà,
còn lại đang lang thang ở tỉnh nào chưa có vi rút cúm, anh cũng không biết nữa.
Năm 2005 này, ở Cò nòi con số “chết 300 triệu” đã lên tới hàng trăm. Còn “nhẹ
nhàng” như nhà chị Hoàng Thị Thuộc, tiểu khu 1 thì cũng lỗ hơn 200 triệu tiền
chênh giá tính tới thời điểm hiện tại, chưa kể 400 tấn ngô còn nằm trong kho,
chưa kể 300 triệu đồng tiền ngân hàng lãi suất 1,3% và chưa kể 110 triệu vốn
phân đạm đã quá 2 tháng hạn mà vẫn “khê” lại ngân hàng cả vốn lẫn lãi vì: “Gia
đình đã dốc cạn vào tiền xăng xe để tìm nơi tiêu thụ rồi”.
H5N1 vốn dĩ là của gia cầm, một số
người một phần chưa hiểu biết, một phần không coi trọng nên bị lây nhiễm. Ở Sơn
La có 6 nơi bị cúm gia cầm và H5N1, thì điểm gần Cò Nòi nhất là Kho Lay (xã Hát
Lót ) cách xa chưa đầy 12 km; tuy nhiên sự lây lan trực tiếp không ai ngại bởi
công tác phòng và dập dịch Sơn La làm rất tốt, mà cái đáng nói ở đây là “cơn
lốc” tẩy chay gia cầm vô tình đã làm nốc ao ngô Cò Nòi nói riêng, thực phẩm chế
biến thức ăn gia súc, gia cầm nói chung của cả tỉnh Sơn La và khu vực Tây Bắc.
Người làm nhiều năm từng có của ăn của để rồi còn đỡ, nhiều người tay trắng
“vào nghề” đùng một cái quay về âm đi lên. Đại lý Thủy Bản vốn quen làm thợ
mộc, thấy người ta làm ngô có nhà lầu xe to nên vợ chồng bảo nhau vay ngân hàng
800 triệu đồng mua được 450 tấn ngô bắp. Phần nhiều do chưa có kinh nghiệm, mua
phải ngô Sông Mã nên hao nhiều (ngô xấu hao từ 10 - 12 %; ngô đẹp hao7%); một
phần không có xe “tháo” nên hiện giờ còn nguyên 100% chưa bán được trong khi
giá cả đã rớt xuống hơn 4 giá so với lúc mua vào. Tiền ngô hao, tiền thuốc mọt
(hàng Tàu có mùi thuốc sâu khiến ngô nhiễm độc rất khó bán), tiền gốc lãi ngân
hàng… và trăm khoản thua thiệt khác cộng với tiền rớt giá đã lấy mất đi của vợ
chồng “người mới” trong làng đại lý ngô Cò Nòi trên dưới 300 trăm triệu tính
đến hết tháng 12, bởi còn chậm bán ngày nào lỗ tiền triệu ngày ấy; rồi đại lý
Thủy Ngân ngót chục ngàn tấn vv và vv… với thống kê tới 99% số hộ vay vốn ngân
hàng để làm, nên có cùng cách “chết” tương tự.
Theo ước tính thì hiện cả xã Cò Nòi
còn hơn 40% những kho ngô với số lượng hàng trăm ngàn tấn chưa bán được. Số
thụt két của “tập đoàn đại lý xã” năm nay, theo các nhà kinh doanh ngô kiêm
“thời sự gia” ở đây thì: “Chắc chắn phải bằng một trận lũ quyét lớn nhưng không
mất người” (vài chục tỷ đồng). Một “đại dịch H5N1 đối với ngô Cò Nòi” mà không
ai khác người trồng ngô và người buôn ngô phải chịu theo kiểu “chết dây chuyền”
không ai muốn. Hàng trăm ngàn tấn ngô cùng đồng thanh thụt giá (từ 2.600 -
2.700 đồng/kg đầu năm 2005 xuống còn 1.950 - 2.050 đồng/kg cuối năm 2005), 98%
của hơn 14 ngàn con người phải “lấy công bù lỗ” và hơn 200 đại lý nhân bình
quân với 150 triệu tiền “phá sản” cũng đủ cho vài năm, thậm chí là hàng chục
năm làm ăn suôn sẻ. Theo như thông báo của Cục thú y là cả nước hiện chỉ còn 7
tỉnh nhiễm dịch, 10 ngày qua (tính đến 28.12.2005) không phát hiện thêm ổ dịch
mới; tuy nhiên những cảnh báo về sự bùng phát có thể quay trở lại vào tháng 1,
tháng 2.2006 đã khiến cho hàng triệu gia thủy cầm trên cả nước bị bỏ đói bởi
không có cách gì tiêu thụ được trong khi đã “nạo túi” đến những đồng vốn cuối
cùng. Hy vọng, bằng những nỗ lực vượt bậc, giặc H5N1 sớm lên đường tuyệt chủng
để nhường chỗ cho ngành gia cầm Việt Nam phất lên, kéo theo toa ngô Cò
Nòi thoát khỏi cảnh cúm vật cúm vã.
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét