Lớp học dựng vội bằng
cây tươi trên đỉnh núi Phó, nắng và những cơn gió Đông Bắc phơi, sấy làm cho
vách nứa co ngót tứ bề.
Ngọn đèn kỳ cạn dầu khiến chiếc bấc mới, bị cháy thành hoa đèn, mỗi lần có tia gió xuyên thủng từ bên kia khe liếp của gian phòng được làm ké vào chái lớp, là lại lập lòe như dạ quang đom đóm. Ngày mai là 20.11, Ly chống cằm nhìn đăm đắm vào tờ giấy mời của ban giám hiệu, trưởng bản Tồng vừa đi giao ban dưới xã đem về. Cơn mưa cuối thu cắt đứt đường xuống trung tâm để dự lễ kỷ niệm ngày nhà giáo đầu tiên mà Ly háo hức chuẩn bị cả tháng nay. Đấy cũng là dịp cho cô thêm can đảm xuống núi, về thăm mẹ luôn một thể. Đã ba tháng kể từ ngày leo gần 5 tiếng đồng hồ lên đây, Ly chưa một lần dám xuống vì cứ nghĩ đến đôi chân sưng tấy, cả tuần không đi lại được là cả tuần các em mất học. Thế là, cho đến giờ này điều ước giản dị ấy bỗng trở thành mơ ước!
Ngọn đèn kỳ cạn dầu khiến chiếc bấc mới, bị cháy thành hoa đèn, mỗi lần có tia gió xuyên thủng từ bên kia khe liếp của gian phòng được làm ké vào chái lớp, là lại lập lòe như dạ quang đom đóm. Ngày mai là 20.11, Ly chống cằm nhìn đăm đắm vào tờ giấy mời của ban giám hiệu, trưởng bản Tồng vừa đi giao ban dưới xã đem về. Cơn mưa cuối thu cắt đứt đường xuống trung tâm để dự lễ kỷ niệm ngày nhà giáo đầu tiên mà Ly háo hức chuẩn bị cả tháng nay. Đấy cũng là dịp cho cô thêm can đảm xuống núi, về thăm mẹ luôn một thể. Đã ba tháng kể từ ngày leo gần 5 tiếng đồng hồ lên đây, Ly chưa một lần dám xuống vì cứ nghĩ đến đôi chân sưng tấy, cả tuần không đi lại được là cả tuần các em mất học. Thế là, cho đến giờ này điều ước giản dị ấy bỗng trở thành mơ ước!
Trời
khuya lắm. Giấc ngủ trên đỉnh núi đã mơ màng tỉnh bởi những tiếng gà cả của
rừng, cả của nhà bắt đầu gáy sao. Ngọn đèn tắt ngấm từ lâu vì phao dầu khô
kiệt. Tiếng đồng hồ nhắc vào không gian tĩnh mịch. Ly không ngủ nhưng cũng
chẳng thể nào đoán định được giờ. Hình như có bước chân nhẹ nhàng bên kia khe
Liếp:
- Cô giáo đã ngủ chưa? Ta là trưởng
bản Tồng mà!
- Vâng! Nhưng anh Tồng thông cảm cho
tôi nói chuyện ở trong ra. Anh tìm khuya thế có việc gì không?
- Có, hôm qua bản họp trời mưa, ta đến
xin cô giáo cho trẻ con nghỉ học để đi thu thóc. Chất đống ở nương, mưa ít thế
nhưng đói nhiều cô giáo ạ.
- Ngày mai cũng được nghỉ lễ kỷ niệm
20.11, các em về không nói lại với phụ huynh sao?
- Trẻ con nó chưa nghe được tiếng phổ
thông của cô giáo nên không biết được nghỉ đâu. Thôi, cô giáo trông nhà cho bản
nhé, vì 12 tháng của cái bụng nên phải đi hết cả bản mới thắng được trời mưa
đấy.
Sáng chưa thấy mặt con đường mòn,
người trẻ đã mang gùi, người già đi theo nấu cơm, trẻ con địu trẻ con, lũ lượt
tỏa ra các ngả rừng. Thả xong đàn gà cho nhà anh Lềnh, Ly gõ mõ cho lợn nhà bác
Páo, nhà chị Mể ăn, rồi lùa đàn bò nhà anh Phừ, bò của trưởng bản Tòng vào mảnh
nương mới gặt. Làm xong ngần ấy việc vừa tròn 9 giờ sáng. Ly đi bộ ra đầu bản,
ngồi tựa lưng vào gốc kno, nhìn đăm chiêu xuống con dốc Lồ dài thăm thẳm và lắt
lẻo như sợi dây rừng, cuốn vào thân núi Phó. Chắc giờ này, dưới trung tâm, thầy
Hân đang sang sảng trên loa cử hành đại lễ. Thì thầy vẫn thế, nói to, dân bản
Lồng nghe rõ nên rất thích, nhiều lần xin thầy về bản nhưng vì thầy được phân
công làm hiệu phó, rồi hiệu trưởng; trường lại không có giáo viên trẻ nên thất
hứa với bản mấy năm Liền. Năm nay Ly về, lập tức thầy trả được món nợ mở lớp
học trên đỉnh núi Phó. Từ trước tới giờ, trẻ con bản Lồng phải chín, mười tuổi,
đôi chân không thua con đường xa mới đi được xuống trung tâm học lớp 1. Nhưng
đấy chỉ là những nhà có người quen gần trường để gửi con, còn không thì ở nhà
học làm nương, học lên rừng kiếm lâm sản.
Nhà Ly cũng nghèo chẳng thua gì bà con
người Mông trên này. Bố mất từ khi hai chị em đứa học cấp 2, đứa học cấp 1. Mẹ
làm ruộng nên tằn tiện lắm cũng chỉ đủ no, tiền cho Ly ăn học cứ vay dần mỗi
ngày một ít. Chính vì vậy mà, mặc dù Ly đỗ cao đẳng Hóa - Sinh nhưng phải xuống
học trung cấp để nhanh ra trường, nhanh có lương, phụ giúp mẹ nuôi em ăn học.
Với đồng lương hiện lĩnh, mỗi tháng bớt lại một trăm để mua sắm sách vở, tài
liệu; khoản còn lại chắc chắn phải mất ba năm mới đủ trả những chi phí cho đến
khi Ly được ngồi trên bục giảng. ở vùng cao cả tháng chẳng có ai xuống núi.
Gạo, rau bản cho nên không phải mua, thức ăn thì đã có... muối, thoảng hoặc dân
bản mổ con gà, con lợn, học trò mang cho vài miếng. Nếu có người xuống chợ, ngoài
gửi chai dầu thắp để soạn bài ra thì cũng chỉ là kim, chỉ cho mình và viên
phấn, cái bút chì cho học sinh. Thịt thà có tiền gửi thì cũng chỉ mua vừa ăn
một, hai bữa, làm sao mà để dành được hàng tháng trời. Trẻ con bản Lồng đi học
dưới trung tâm phải đốt đuốc, đi bộ từ gà gáy canh hai; trưa tan học đi gần đến
tối mới đến nhà, ấy là còn chưa kể trời mưa, trời rét. Vì vậy mà tỷ lệ học sinh
bỏ học có năm là trăm phần trăm, hoặc có năm không em nhỏ nào của bản Lồng
xuống lớp. Người biết nói tiếng phổ thông ở đây rất ít, người biết đánh vần con
chữ lại càng ít hơn. Đây chính là lý do khiến Ly thấy những nỗi buồn như khắc
vào da, thịt mình phần nào được an ủi. Người bạn trai từng thề cam hẹn khổ lúc
ra trường, thấy Ly nhận việc ở vùng cao, đến lá thư cũng không gửi nữa. Nhớ có
lần anh nói, làm người có chí thì phải tìm nơi thuận lợi mà phát triển, với anh
ta, phải về trung tâm huyện công tác đã là một bất hạnh. Thật may cho Ly và may
cho cái xã hội này, nếu ai cũng có cái "chí" như vậy thì đất nước sẽ
giống như một khoảnh khắc thời gian, nửa sáng như ban ngày, còn nửa kia đen như
đêm tối; và cái nửa tối ấy được tính từ ngững cửa của thành phố, thị xã, thị
trấn... hắt ra vùng nông thôn, càng cao, càng sâu, càng xa... càng tối!
Không muộn lắm, trưởng bản Tồng phi
ngựa từ bên kia mái núi về:
- Thế là xong vụ. Ta đi kiểm tra rồi,
mỗi nhà một cái lán cất lúa, chờ nắng về mới đập. Cảm ơn cô giáo nhiều nhé.
Chưa có cô, năm nào thóc cũng trộn bùn, trộn nước dân bản phải ăn cái mộng
trước, cái kịp phơi mới để dành được. Lau vội dòng mồ hôi tuôn xuống trán,
trưởng bản Tồng ngó trước, sau rồi tiếp:
- Mải nói chuyện no, đói của bản, cho
ta hỏi cô giáo có buồn không? Thôi, cô giáo chuẩn bị quần áo đẹp đi, tí ta quay
lại.
Không lâu lắm, trưởng bản Tồng cùng
rất nhiều phụ huynh, và cả 6 em học sinh lớp 1 của Ly nữa, với bó hoa cúc tần
mọc hoang trên tay, kéo đến vây đầy phòng cô giáo, trưởng bản Tồng cười, nói:
- Hôm trước đi giao ban, ta hỏi thầy
giáo Hân mới biết ngày 20.11 là gì. Ta thay mặt phụ huynh, thay mặt học sinh
bản Lồng chúc tết cô giáo.
Đêm
ấy, một đống lửa to được nhân dân bản Lồng chất giữa sân trường, cháy sáng rực
cả bầu trời vùng cao. Ngọn lửa ấy không chỉ soi sáng con chữ cho trẻ em người
Mông trên đỉnh núi Phó, mà nó còn ủ ấm nỗi niềm ngày tết giáo dục của cô giáo
Ly.
20.11.2001
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét