Cánh
cổng sắt chắn ngang đường chợ vang lên han cáu. Hôm nay mụ điên không còn vươn
nổi vai, đứng dậy đón chào một ngày mới - một ngày mới của riêng mụ và chỉ có
mụ mới háo hức chờ như con trẻ chờ tết.
Trong khi, ngay cạnh hẩm đời mụ là dòng người hối hả, sáng sáng mỗi chân một hàng, khạng nạng vào quán đặc sản… rồi vào tiệm hoá trang cao cấp, khi ra khoan thai như một người “hoàn toàn xa lạ”, bước lên xe, đi, để cuối tháng đem về những đồng tiền thưởng cao ngất ngưởng.
Trong khi, ngay cạnh hẩm đời mụ là dòng người hối hả, sáng sáng mỗi chân một hàng, khạng nạng vào quán đặc sản… rồi vào tiệm hoá trang cao cấp, khi ra khoan thai như một người “hoàn toàn xa lạ”, bước lên xe, đi, để cuối tháng đem về những đồng tiền thưởng cao ngất ngưởng.
Thường
thì mụ điên bắt đầu buổi
sáng của mình bằng việc làm phiền tất cả mọi người bằng cái bụng và hai con mắt
trống rỗng, nhìn những gắp nem, những muỗng chả cầy cuốn như rồng vào những cái
miệng to, tưởng chừng bao nhiêu cũng không đầy được. Có điều, mụ điên chẳng bao
giờ nhón nhặt của ai bất cứ thứ gì, kể cả khi họ đã cho nhưng không xuất phát
từ trái tim hảo tâm và tấm lòng thơm thảo. Có người cao hứng gọi mụ là mụ điên
có tự trọng, không bàn, cho dù thế nào mụ
điên muôn thuở vẫn chỉ hoàn mụ điên, bởi mụ dơ kinh khủng. Đứng cạnh mụ chỉ
thấy một mùi tanh lờm, nôn mửa và xa lánh… mà mặc nhiên, cả khu phố chợ không
một ai công nhận mụ là cư dân thân thiện(!) Còn bây giờ thì mụ điên nằm như một
đống rác bên cạnh quán đặc sản, nhưng không nhìn thấy gì, không nghe thấy gì và
cũng không húp được gì cả…
***
Ngay kế khu phố chợ có một gia đình
quyền quý đến độ sênh sang, trọng vọng, được dân chợ gọi cực ngắn là nhà tỷ
phú! Nhà tỷ phú làm gì, làm ở đâu, có bao nhiêu tiền… không ai được biết; duy
chỉ có một điều chợ rành là nhà tỷ phú không có con mà phải xin con nuôi; và
mỗi lần dạy cậu quý “đi xin”, bà tỷ phú lại gióng tên mụ điên mà đe: “Vứt nó ra
cho con điên ăn thịt!” ; “Mày mà hư, bố mẹ cho mày sống kiếp con điên ngoài
chợ!”… . Cậu con trai nhà tỷ phú xem ra từ lúc chào đời đã coi mụ điên như một
ả thần chết man rợ, hay đại loại kinh dị như một cái hố chông, động vào là tan
xương nát thịt. Đến nỗi, học sang cấp hai rồi mà mỗi lần bố mẹ nhắc đến mụ điên
còn vãi giấm ra quần; nằm ngủ lỡ mơ thấy bóng mụ là khóc như ma nhập.
Tôi cũng sinh ra tại khu chợ đó. Nhà
tôi không ở trên cao nhìn xuống nhưng lại thấy rất rõ bờ hè mà mụ điên vẫn nằm
“tạm trú”. Quả thực là tôi chưa thấy mụ ăn thịt ai, hay vấy “cái tôi nhơ bẩn” của mụ sang người khác bao giờ. Chỉ thấy mụ
suốt ngày nhặt lá bánh, ăn với một ít nước phở mà nhà tỷ phú chỉ kén tí cái; lẫn những nhát phát rát
tay của bà béo gom nước gạo lợn… , và nhặt một thứ đó giấu vào cái túi rút, gài
trong chiếc quần chun, rách gần tới cạp. Đã có lần, có người trong chợ kiện lên
bác quản lý là mụ ăn cắp đồ và đề nghị bác khám, nhưng kể cả lúc thức cho chí
khi ngủ, không một ai sờ được vào cái túi rút của mụ. Cũng có nhiều người đòi
đuổi mụ ra khỏi khu vực chợ, nhưng mụ vẫn ỳ ra như khúc gỗ, chẳng ngấm rủa xả.
Mụ điên vốn vẫn khoẻ như một tảng đá
trước giông mưa và trước những hắt hủi thường tình, giờ đã đến lúc lăn ra, cứng
queo và cứng lạnh! Phố chợ trước đây đã dơ mụ như dơ thùng thải thì giờ mụ nằm
đấy một đống, họ bịt mũi đi qua như thể mụ là bãi phân hoai vậy. Chính vì thế
mà nhà tỷ phú chực bỏ tiền ra, thuê người hót mụ đi, đổ lậu sang khu phố khác.
Lúc này cậu con trai duy nhất nhà tỷ phú đã trở thành một kỹ sư trẻ đầy năng
lực nên chỉ dơ chứ không còn sợ mụ như sợ tà nữa. Trước khi nhà tỷ phú làm được
việc ấy thì bác “cựu quản lý” khu chợ tranh thủ làm cái phần mà hơn hai chục
năm trước dân chợ kiện lên bác, nhưng khi xem xong lại lặng lẽ cần cái túi rút
bỏ đi mà không nói với ai lấy một tiếng.
Ngay sau đó, bác quản lý cùng vợ con
đứng ra làm chủ tang, chôn cất mụ điên hết sức chu đáo ở trong nghĩa địa của
những công dân thành phố. Tối về nhà, có lẽ là do nắng gió quá sức, bác quản lý
dần dần cấm khẩu… .
Sinh thời bác quản lý có một chiếc
valy riêng tư, mà bất kể lúc nào nhắc tới bác dặn đi dặn lại bác gái là không
được giở ra mà phải đốt đi theo bác. Nhưng hôm nay thì khác. Bác không có quyền
mang theo cả bí mật của mụ điên phố chợ! Chiếc valy được cậu con trưởng trịnh
trọng mở ra trước sự giám sát của cả nhà. Chiếc túi rút của mụ điên không có gì
đặc biệt. Một nắm đinh gỉ và dằm sắt vụn lạnh lùng rơi xuống nền bê tông. Mãi
tận đáy túi, lộ ra một mảnh giấy chứng sinh nhàu, màu nước chè chứng nhận việc
đẻ đái của mụ và một cậu con trai. Đằng sau hằn lên vài nét mờ ảo: “Tiền bán
con mẹ đã gửi vào chùa… . Kiếp này mẹ phải ăn mày mới mong tích tu cho con ít
nhiều phúc đức!”. Đúng lúc ấy, thằng bé con
bà chè đong chạy đến, nó bảo mụ điên thường hay nhặt tranh với nó những chiếc
đinh và phoi sắt nhọn do tay sửa xe và gã bác sĩ ném ra con đường vào nhà tỷ
phú để kiếm khách…
Cậu cả nhà bác quản lý lặng người,
rồi ném cả cái túi rút và chiếc valy vào giữa đống lửa, thiêu cùng những món đồ
riêng của bác quản lý, mà tự trong lòng thốt lên trân trọng: Mẹ ơi!
06.02.2005
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét