Bà
Hủi lật ngửa ông già có cái mũi và hai vành tai bị phong ăn đỏ hoẻn ra, rồi
chật vật tụt chiếc quần nhàu bẩn khỏi đôi cẳng chân cụt ngủn, vô tri như bằng
gỗ.
Ông già phong đơ dại, nghênh nghếch cái đầu nhểu đầy nước dãi xuống chiếc chậu tắm, để bà Hủi kỳ cọ, lau chùi tỉ mỉ trên từng centimet vuông cơ thể dập nát loang lổ. Bỗng, người bệnh rú lên, hất tung chậu nước vào mặt bà Hủi, rồi nhồng nhỗng chạy ra đường. Bà Hủi vuốt bã nước tắm lẫn máu mủ trên mặt, nhào theo. Ông y sỹ trại trưởng trầm ngâm quan sát:
Ông già phong đơ dại, nghênh nghếch cái đầu nhểu đầy nước dãi xuống chiếc chậu tắm, để bà Hủi kỳ cọ, lau chùi tỉ mỉ trên từng centimet vuông cơ thể dập nát loang lổ. Bỗng, người bệnh rú lên, hất tung chậu nước vào mặt bà Hủi, rồi nhồng nhỗng chạy ra đường. Bà Hủi vuốt bã nước tắm lẫn máu mủ trên mặt, nhào theo. Ông y sỹ trại trưởng trầm ngâm quan sát:
- Ông ấy buốt xương quá, lại lên cơn.
Thường ngày sợ bị nhìn thấy mặt, nhưng khi đau lại cởi truồng chạy ra đường...
Giọng ai đó vang lên bên kia khoảng
sân. “Bà Hủi tắm xong cho ông Bạo, sang phòng hai, ông Hiên ỉa ra quần nhé”.
“Vâng!”. Ông già Hiên gờm gờm, nhất quyết không thay chiếc quần ỉa đùn, mà bắt
bà Hủi làm chó để ông xi. “Êu êu… ngon thế mà chê à? Cun cun…”. Bà Hủi cố gắng
gỡ mái tóc nhàu nát ra khỏi bàn tay bốn ngón có những cái móng sắc như dũa. Ông
trại trưởng nheo trán:
- Đã hai chín năm nay chỉ có người
lặng lẽ bỏ đi chứ chẳng ai lại tự tìm đến tận cùng cơ cực như bà.
Bà Hủi cất giọng ngọt như nựng đứa con
yêu: “Đã bảo thế là xấu, có biết chưa? Đau chỗ nào… để mẹ xoa cho. Ngoan! Thế!
Đúng rồi. Vén lên mẹ bôi thuốc, chỉ loáng cái là khỏi thôi mà…”
Ông trại trưởng lải nhải trong trạng
thái cảm xúc:
- Giá bà ấy được một lần làm mẹ vốn
như thiên chức trời ban cho đàn bà. Những “thằng con” già hơn bà ấy mấy tuổi,
có người là cán bộ, có người là sĩ quan, khi bất ngờ bị phong thì bị điên. Tội
nghiệp! Đã nhiều lần đề nghị lên trên để đỡ đần bà ấy phần nào nhưng chẳng ai
chịu, vẫn đành bà ấy tình nguyện…
Dưới buồng đặc biệt có tiếng hô cấp
cứu. Ông trại trưởng sững sờ. Bà Hủi nằm xanh lét. Chiếc xe u oát cũ rồ ga lao
về tỉnh. Ông trại trưởng ngồi vô hồn trên ghế đợi. Bác sỹ phụ trách cấp cứu
rống rả gọi người nhà. Không ai thưa. Ba mươi phút trôi qua. Vẫn không ai nhận.
Bà Hủi đã được gây mê. Căn bệnh xuất huyết bao tử không thể chần chờ được nữa.
Mười lăm phút. Mười phút. Tám phút. Bảy phút… Ông y sỹ già đứng bật dậy. Dẫy
hành lang toát mồ hôi:
- Tên tôi là Nguyễn Văn Luyện. Trại
trưởng trại phong K10. Năm mươi tám tuổi. Là chồng. Bà ấy tên Nguyễn Tri Ân.
Sáu mươi bảy. Y tá viên. Không có bằng. Không biên chế…
Cánh cửa buồng mổ đóng sập lại. Ông
bác sỹ già chắp tay lên ngực.
Mới đấy mà đã hai bảy năm. Tối mùa
đông. Sau cơn mưa muộn. Dòng suối Mu cuồng nộ như đổ mọi sự đe dọa vào muôn
nơi. Những ngôi sao tỏ hơn qua lỗ thủng trên mái tranh trại hủi. Đã chạy trốn
cuộc đời, chạy trốn cái xã hội luôn đòi hỏi một dung nhan hoàn hảo, vào cách ly
dị biệt, siêu thoát khỏi tầm với linh cảm của con người rồi, còn chạy trốn cả
miếng ăn vì con suối khước từ mọi sự viện trợ. Chặn hậu là dẫy núi Ván Thưng.
Dòng suối Mu quanh năm lăm le canh gác nơi cửa ngõ, khiến cho ba mươi cây số
cách thị trấn huyện lỵ dài thêm những bước chân, sâu thêm sự hoang liêu và ắng
thêm những điệp thanh rên rỉ nợ đời. Chưa mưa mà suối rừng đầy lên tận mắt, mưa
về là liều kích thích cho những trận lũ ống như xúc núi đồi đổ về xuôi. Đúng
lúc phong vũ thét gào dữ dội vào mái tranh thì người đàn bà trạc bốn mươi, như
chui dưới bùn lên, đập cửa bằng thứ giọng bê bết: “Cho tôi vào trại hủi” - rồi
ngất lịm. Thời giam nhấm nhẳn trôi. Chẳng ai biết bà tên gì, từ đâu tới, đành
gọi là bà Hủi. Bà Hủi không thiểu năng hay điên, dở; trại bèn đào tạo thành y
tá để phụ trách việc chăm sóc, tiêm, truyền, điều trị cả tâm tư lẫn những cơn
phẫn giận như bổ xương xẻ thịt của những bệnh phong cùi.
- Tôi đã hai chín năm ăn ở với hủi
nhưng cứ nằm xuống là thấy lưng lạnh và ngứa. Vẫn biết trực khuẩn HanSen không
lây nhưng chưa bao giờ thoát nổi ám ảnh bởi một bầy vi rút đang lăm le gặm vào
cột sống. Còn bà Hủi thì lại tìm đến như một sự tu nhân tích đức, yên hàn và
thanh thản! Hãy tha lỗi cho cái ngộ nhận vừa rồi. Đây là phụ cấp tháng mười
hai. Mười ngàn này để bà cất thật sâu vào túi mổ. Ba tờ hai ngàn tôi cài lên
cặp tóc để lát nữa bà ra quán cổng xã mua túi muối. Anh em trại cũng vừa dỡ hộ
bà khóm sắn, họ nướng sẵn đây này… Bà mau tỉnh lại để trở về với cái việc vốn
như món quà trời ban cho để sống, để yêu đời, yêu người. Bà tỉnh lại cho tôi
không còn phải độc thoại như trước nay vẫn tự nhìn bà rồi lảm nhảm…
- Bà Hủi ơi! Chả lẽ bà định không bao
giờ lo lắng mỗi tháng phải sống với mười sáu ngàn đồng bằng cách nào, như đã
từng lo suốt mấy chục năm qua nữa ư…?
05.12.2006
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét