Chị
ngồi như dán xuống bậu cửa, mắt nhìn đăm đắm vào cái mũ anh bỏ quên trên vách.
Tuần trước, người bạn gái thân nhất làm giáo viên ở một huyện biên giới biết
chuyện chồng chị bỏ nhà đi, đã gửi thư về động viên.
Chị mở lá thư ra hàng chục lần rồi lại gấp vào. Đợi mãi, chiều nay có đứa trẻ chăn trâu đi ngang ngõ, chị gọi vào nhờ nó đọc hộ. Chị nhận được rất nhiều lời khuyên, nhưng có lẽ điều khiến chị nhớ nhất là hãy gắng giữ đứa trẻ mà những người độc miệng gọi là ma con. Cũng chính vì ma con nên chồng chị bỏ đi theo một người đàn bà khác. Anh bảo chị là ma cà rồng, đẻ ra ma con không có chân tay, toàn thân lại phủ một lớp lông lá như một loài linh trưởng
Chị mở lá thư ra hàng chục lần rồi lại gấp vào. Đợi mãi, chiều nay có đứa trẻ chăn trâu đi ngang ngõ, chị gọi vào nhờ nó đọc hộ. Chị nhận được rất nhiều lời khuyên, nhưng có lẽ điều khiến chị nhớ nhất là hãy gắng giữ đứa trẻ mà những người độc miệng gọi là ma con. Cũng chính vì ma con nên chồng chị bỏ đi theo một người đàn bà khác. Anh bảo chị là ma cà rồng, đẻ ra ma con không có chân tay, toàn thân lại phủ một lớp lông lá như một loài linh trưởng
Đọc xong lá thư, cậu bé chăn trâu còn
dặn đi dặn lại:
- Cô Thoan bảo cô gọi cho cô ấy theo
số điện thoại ở cuối thư.
- ừ,
cô cảm ơn!
Chị lộn túi lấy hai chục ngàn cuối
cùng, rồi đi bộ ra bưu điện. Ngần ngừ hồi lâu, chị chìa dãy số dài dằng dặc ra
trước mặt cô nhân viên giao dịch:
- Em làm ơn bấm cho chị số này.
Vừa dứt lời, chị vội vã ngăn lại:
- Mà thôi, chị xin lỗi! Lúc khác chị
gọi.
Chị đi một mạch ra chợ, mua bịch sữa
tươi mang về cho cu Tật. Đêm ấy, chị ấp lá thư của bạn lên ngực, nằm khóc tới
khuya. Tuần sau chị lại nhận được thư. Vẫn đứa trẻ chăn trâu nọ đọc hộ. Trong
thư, Thoan trách sao chị không gọi điện, rằng không biết viết cũng phải biết
nói chứ... Từ xưa tới giờ chị chưa bao giờ lỡ hẹn điều gì, vì thế mà Hay là bạn
không vượt qua nổi cơn sốc Sen ơi đừng để tớ sợ nhé! Cậu mà chết, thằng cu Tật
biết nương tựa vào đâu? Là bạn thân, đáng ra những lúc cậu khó khăn nhất tớ phải
ở bên cậu, nhưng cậu biết rồi, điều kiện công tác không cho phép Cậu cố chờ đến
tết, được nghỉ, tớ sẽ về với cậu. Liền sau đó là 3 lá thư nữa. Nỗi lo lắng của
Thoan về mẹ con chị, ngày một đầy ắp trên 4 mặt giấy. Chị lặng lẽ bắt con gà
đang ấp đem ra chợ bán, rồi vào bưu điện:
- Tớ đây. Cậu yên tâm đi, tớ làm sao
mà chết được khi còn có những người bạn như cậu
Chị cúp máy khi đồng hồ điện tử trong
buồng đàm thoại đếm số tiền cước đã vượt quá 50 ngàn đồng. Mười ngày sau, chị
nhận được một gói bưu phẩm gửi về từ biên giới. Sau hơn một tháng đánh vật với
các con chữ, chị bắt đầu thực hành những gì đã học. Chị giở lá thư Thoan kẹp
trong gói bưu phẩm, mồ hôi ướt đẫm vầng trán dại nắng. Cuối cùng chị cũng đọc
xong bức thư của Thoan với dòng tái bút: “Đây là bộ sách lớp 1 của các em học
sinh nghèo vùng sâu, tớ mượn một bộ cho cậu. Chúc cậu thành công!..
Cả chục năm qua, tên chị bị liệt vào
danh sách những người mù chữ của thôn Biên, cần thiết phải đi học xóa mù. Nhưng
cũng cả chục năm ấy, vì điều kiện cuộc sống, chị chưa một lần đặt chân đến lớp
học. Năm nay cũng vậy, ngay sau ngày tựu trường, huyện chủ trương mở lớp xóa mù
nốt cho 52 người của thôn. Chị vẫn phải lỗi hẹn. Cu Tật là một con người, nhưng
chỉ cái miệng và đôi mắt có đầy đủ chức năng; còn thân lại là một khối hình hài
không thể giống ai. Anh ấy đã bỏ mẹ con chị mà đi, còn chị không thể vứt con ở
nhà để đi học; đó là chưa nói đến việc chị còn phải kiếm sao cho ra ngày hai
bữa cơm xoàng xĩnh, đủ để nuôi sống chị và cái sinh linh tội nghiệp kia...
Khi lớp học còn chưa kịp khai giảng
thì trên địa bàn thôn xuất hiện 2 vị cán bộ. Nghe trưởng thôn nói họ là cán bộ
chuyên thực hiện các chính sách xã hội của cấp trên đi thâm nhập thực tế, lấy
danh sách những hộ nghèo mà chủ hộ là người mù chữ để Nhà nước có những hỗ trợ
đặc biệt, từ một dự án có tên là Dự án cho vay không hoàn lại đối với các hộ
nghèo mù chữ. Họ đến đề nghị được giúp đỡ chị. Điều kiện đưa ra tương đối đơn
giản. Chị phải nộp sổ đỏ ruộng 5%, giấy ủy quyền, giấy phôtô chứng minh nhân
dân và sổ hộ khẩu để họ làm thủ tục hỗ trợ cho nhà chị 100 triệu không hoàn
lại. Về phía họ sẽ đưa cho chị một văn bản, đề nghị chị điểm chỉ chứng thực các
giao kết chứng tỏ sự giúp đỡ của trên đối với chị là có thật. Theo như lời cán
bộ giải thích thì nếu không có biên bản này, cấp trên sẽ không phê chuẩn vì lo
ngại các hợp đồng mà cán bộ chính sách làm là các hợp đồng ma:
- Như chị đã biết, trên địa bàn đang
xảy ra hiện tượng lợi dụng sự cả tin của dân vào các chính sách hỗ trợ, để lừa
đảo chiếm dụng tài sản Chính vì thế mà chúng tôi được chỉ đạo phải làm thật
chắc chắn
Chị nhìn lướt một lượt tờ biên bản mà
2 vị cán bộ chính sách đưa cho, rồi trịnh trọng mời khách ở lại ăn cơm gọi là
tấm lòng biết ơn của chị. Chị đặt con xuống giường và ra vườn vồ gà. Nhà hàng
xóm thấy chị ăn trộm gà của họ thì làm toáng lên. Hai bên cãi nhau một hồi,
cuối cùng người hàng xóm đi mời công an. Không lâu sau, một đồng chí công an xã
có mặt. Mọi người lúc này mới vỡ nhẽ làdo chị muốn có cơ hội tố cáo 2 kẻ lừa
đảo lợi dụng sự mù chữ của người dân, lập những bản Hợp đồng chuyển nhượng
quyền sở hữu đất nông nghiệp, rồi lừa là Giấy chứng thực giao kết hỗ trợ để bẫy
những chủ nhân mù chữ điểm chỉ vào văn tự bán đất không được tiền.
Trong lúc cơ quan chức năng lấy lời
khai nóng, các nạn nhân mới biết được rằng chỉ trong 2 ngày, 2 tên này đã lừa
trót lọt mấy chục thửa đất của những hộ mù chữ ở thôn Biên. Nếu hành vi không
bại lộ, bọn chúng sẽ bán số đất lừa được cho một doanh nghiệp bất kỳ, rồi cao
chạy xa bay; doanh nghiệp ở lại ung dung tiến hành thu hồi chuyển nhượng. Trước
khi rủ nhau vào nhà đá, hai kẻ lừa đảo mới kịp ân hận là khi nghiên cứu lí lịch
mù chữ chúng đã bỏ sót thành tích tự học của chị Sen.
Ngay chiều hôm đó, chị Sen ra bưu điện
gửi một gói bưu phẩm cho người bạn giáo viên trên biên giới. Nửa tháng sau, chị
lại nhận được một gói bưu phẩm gồm quyển Tiếng Việt lớp 2 và quyển Toán lớp 2.
Kèm theo là một lá thư và lần này chị Sen tự mình đọc lấy, để cảm nhận được hết
tấm lòng của cô bạn đã vì mình mà trăn trở, buồn vui...
18.09.2009
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét