- Bà ơi, mẹ ơi, các chú
các bác ơi, ông nội tỉnh lại rồi!
Giọng con bé An như vọng về từ cõi cực
lạc. Cả nhà xúm đến vây quanh giường bệnh.
Thầy Tâm hé mắt ra rồi nhắm nghiền lại ngay, như sợ cái chói chang hắt vào từ tứ phía không gian. Ba tháng rồi thầy nằm liệt giường. Hai tuần nay thì nghiêm trọng hơn, thầy rơi vào trạng thái hôn mê sâu, phải sống bằng truyền, nay bỗng dưng tỉnh lại như một niềm lo báo trước.
Thầy Tâm hé mắt ra rồi nhắm nghiền lại ngay, như sợ cái chói chang hắt vào từ tứ phía không gian. Ba tháng rồi thầy nằm liệt giường. Hai tuần nay thì nghiêm trọng hơn, thầy rơi vào trạng thái hôn mê sâu, phải sống bằng truyền, nay bỗng dưng tỉnh lại như một niềm lo báo trước.
Cả đời thầy Tâm làm nghề bảo học,
lương bổng chẳng đủ mua thuốc lá và dầu đèn thức đêm soạn bài. May mà cô Hương,
vợ thầy làm nghề chạy vải, nên cũng có đồng ra đồng vào và tiền lo cho các con
thầy ăn học. Thầy Tâm được ba người con, hai trai một gái, chẳng ai nối nghiệp
thầy, mỗi người một ngành, toàn là kinh doanh giầu có nên đều nhà lầu, xe hơi ở
trên thành phố. Do được hưởng nếp gia phong và cái phúc đức của một “giáo khổ
trường làng” thanh liêm, đức độ nên cả ba người con của thầy Tâm đều giỏi giang
và hiếu thảo.
Sinh
thời, thầy Tâm vốn coi trọng đức dục. Cả đời thầy phấn đấu cho bốn cái phẩm
chất “Tâm - Tài - Chí - Dũng”, mà thầy thường giảng giải Tâm là Đức; Tài là Tầm; Chí là Lực và Dũng là Sức
Mạnh thể chất, sức mạnh tinh
thần. Làm con người mà tu thành tứ thứ ấy thì đời cần, bằng không đời loại.
Không những con thầy mà ai có vinh phước được làm trò thầy đều phát về tài,
sáng về tâm, lớn về chí và hữu dũng. Về hưu, thầy Tâm lấy thú nhàn tản điền
viên làm liều thuốc an sinh dưỡng lão. Thầy bảo thầy trả sự giáo điều khiên
cưỡng về cho đời, cô trả sự bạc bẽo bon chen về cho chợ, hai vợ chồng già yên
hàn bên rặng tre, bụi cảnh và lấy đó làm hạnh phúc cuối cùng.
Một năm vài bận thầy lên thành phố
thăm con, thấy điều kiện các cháu nội ngoại đầy đủ quá, cái sự học được bố mẹ
chúng mang về tận nhà. Ngoài văn hóa ra, còn thêm ngoại ngữ, tin học, năng
khiếu... Cháu thầy mới học cấp một đã có máy vi tính riêng, nối mạng toàn cầu,
hết giờ học chơi đủ các trò đế chế: “hủy diệt”, “kiếm thủ”, rồi “chát” tới…
vòng quanh trái đất. Không đứa nào buồn nhúc nhắc chân tay là mất đi cái sức
mạnh thể chất, mà từ đó ắt làm suy giảm về Tâm, Tài, Chí. Thực ra chúng nào có để ý
đến mấy cái thứ mà ông nội, ông ngoại chúng cứ phức tạp lên, lý thuyết lên ấy.
Chúng không khái niệm những giá trị đích thực có bên trong con người đích thực.
Chúng thích sự phóng túng cha mẹ chúng dành cho, hơn những gò bó khuôn thước
của thầy. Nhất là lúc cắm đầu vào chơi là chúng văng ra những tổ hợp từ ngữ vô
cùng kinh dị, tuyệt tình tuyệt nghĩa và… tuyệt vọng!
Thầy nhớ, Vi - la - đi - mia - i -
lich - Lênin từng nói: “Lao động là cải tạo tri thức” và, ông xem lao động như
một thứ “chất dẫn” học thức, một thứ “nước rửa” tạp nhiễm giúp cho tâm trí con
người trong lên, sáng láng ra. Thiếu lao động cũng như là học mà thiếu hành vậy. Lao động là cách tốt nhất tạo cho
con người ta vốn kiến thức thực tế. Càng lao động nhiều càng sáng tạo nhiều,
càng lao động nhiều càng hiểu biết nhiều. Không những thế, lao động còn giúp
cho đạo đức trong lên, tính thiện trong con người được bồi đắp, dưỡng giáo theo
hành trình cuộc sống.
Mỗi lần thấy lo lắng, thầy lại gọi các
con về thì chúng nó chống chế rằng là thời con đã khác thời cha, thời cháu càng
khác thời ông. Chúng khuyên thầy không phải lo, rồi đâu cũng vào đó cả thôi.
Thầy không nghi ngờ, nhất lại rơi vào điều kiện sống ổn định, thậm chí là dư
giả như các con thầy, nhưng thầy e cái nền đã thủng thì quãng tương lai ắt vất
vả vá víu thôi. Sự hổng khuyết nếu muốn bù đắp đầy đều phải trả giá bằng vấp
ngã, và như vậy đồng nghĩa với việc mất mát, thua thiệt. Thầy muốn các cháu của
thầy phải là những người được giáo dạy hoàn thiện. Muốn được như thế thì phải
rèn cặp ngay từ trong nhà, ngay từ lúc nhỏ, đợi tre già uốn gãy. Cứ làm như
thầy từng làm với bố mẹ chúng, thể nào mà chả có sự tươi đẹp hôm nay. Sống ở
đời mà thờ ơ, hời hợt với cuộc đời thì đã đến bờ vực. Đời dễ với người hiểu
đời, đời khó với người phớt đời đấy.
Bỗng dưng cả nhà khóc váng lên. Tiếng
gọi thầy mỗi lúc một thức thưởi. Thầy Tâm làm dấu cho cô Hương vào buồng trong,
cầm ra một chiếc hộp sơn son thếp vàng rất đẹp. Đoạn, thầy cầm tay cô, tay cậu
hai, dì út và các cháu nội ngoại đặt lên tay cậu cả như muốn nói khi thầy đi
rồi, cậu cả phải thay cha lo cho mẹ, các em, các cháu như thể không có sự thiếu
vắng bóng thầy. Tài sản một đời gầy dựng, thầy để cả trong chiếc hộp này, hãy
dùng nó mà lo liệu mọi việc cho chu toàn, cho phải nhẽ. Xong, thầy trút hơi thở
cuối cùng trước sự xúc động, tiếp nuối vô hạn của gia đình, học trò và bà con
xóm ngõ.
Chiếc hộp được cậu cả cất vào trong
tủ, để toàn tâm lo cho thầy mồ yên mả đẹp. Sau lễ ba ngày thầy Tâm, cậu cả mời
một số học trò cũ của thầy, vốn coi thầy như cha đến để cùng họp gia đình.
- Thưa mẹ! Con xin phép mẹ mở chiếc
hộp hồi môn của cha. Con muốn chia đều cho các em, các cháu trước sự chứng kiến
của mẹ…
Tiếng khóc thùi thụt tràn ngập căn nhà
tranh vốn khiêm tốn, nằm nép mình mãi cuối xóm Trại. Thấy ý người con cả muốn
công khai tài sản của cha để tránh tiếng bấc tiếng chì về sau, cô Hương lấy làm
mừng:
- Quyền huynh thế phụ, cha đã ký thác
gia quyến cho con, con thấy thuận thì làm.
Nói đoạn, bà đứng lên lấy chiếc
chìa khóa trao cho cậu cả. Chiếc hộp vừa bật ra, cả nhà bỗng như thấy người cha
hiển linh về ngồi nghiêm nghị trước mặt mọi người để nói lên ước nguyện cuối
cùng. Món quà hồi môn thầy Tâm tích lũy cả đời chính là cái thước thầy vẫn dùng
để dạy chữ trên lớp và giảng đạo ở nhà. Chiếc thước đã phai hết màu véc
ni, lên một nước mới, cũ kỹ, đen bóng màu mồ hôi được chắt tiết ra từ hai bàn
tay cần lao của thầy.
10.11.2007
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét