Chiều
thứ bảy.
Đám học trò háo hức thay cho cái háo
hức của Ngân, túa về các ngả, khuất nhanh vào lớp lớp cây rừng. Đã hai năm, kể
từ ngày Ngân lên dạy học trên ngôi trường bản cao chót vót như thể nửa tầng
trời này, chưa bao giờ quen được nỗi buồn da diết với cái không khí ắng lạnh
mỗi khi tan lớp.
Nhớ lúc còn là sinh viên, cứ mỗi chiều thứ bảy được mẹ cho phép gác sách, Ngân nhảy tót lên xe, đạp lòng vòng hàng giờ quanh thị xã. Cả trăm con ngõ nhỏ trôi qua vòng quay của bánh xe, mỗi tuần mỗi khác. Khi đã giãn não, Ngân tạt vào nhà dăm ba đứa bạn, tán chuyện ngẫu đến tận tối. Hoàn cảnh bây giờ khác rồi. Tất cả những thứ đó chỉ còn sót lại như một giấc mơ xa trong miền ký ức cũng dần lên màu cũ kỹ, nhưng lại vô cùng thèm khát được sở hữu một chiếc đồng hồ quay ngược thời gian. Ngân ngồi hàng giờ như một viên cuội trắng ở bờ suối Tô - con suối dường như không có một đoạn nào phẳng lặng - để chờ đến giờ trời đổ ráng. Thói quen này đã hình thành suốt quãng thời gian qua như một sự giải trí, giết chết cái khuân thời gian đầy ắp sự nhàn rỗi và nỗi cô đơn tê tái. Từ bên kia nóc nhà Đông Dương, dải sương trắng nom ngon như mẻ sữa cứ ngấp nghến như chỉ chờ nắng tắt là tràn sang đóng băng tất cả. Lớp học trống tuồng của Ngân, sáng đón chục em học sinh lớp một, chiều đón dăm bảy em học sinh lớp hai, đã bắt đầu lạnh. Hơi ấm và những dư âm lảnh lót cuối cùng của bầy trẻ nô đùa cũng dần tan đi theo những cơn gió quét ngang qua bãi đất. Theo các cựu đồng nghiệp thì lớp học loại đó gọi là lớp chờ, bởi nó được mở ở các bản xa, cách trường trung tâm cả ngày đường, để giúp các em nhỏ chưa đủ sức đi bộ; vừa học vừa chờ lớn.
Nhớ lúc còn là sinh viên, cứ mỗi chiều thứ bảy được mẹ cho phép gác sách, Ngân nhảy tót lên xe, đạp lòng vòng hàng giờ quanh thị xã. Cả trăm con ngõ nhỏ trôi qua vòng quay của bánh xe, mỗi tuần mỗi khác. Khi đã giãn não, Ngân tạt vào nhà dăm ba đứa bạn, tán chuyện ngẫu đến tận tối. Hoàn cảnh bây giờ khác rồi. Tất cả những thứ đó chỉ còn sót lại như một giấc mơ xa trong miền ký ức cũng dần lên màu cũ kỹ, nhưng lại vô cùng thèm khát được sở hữu một chiếc đồng hồ quay ngược thời gian. Ngân ngồi hàng giờ như một viên cuội trắng ở bờ suối Tô - con suối dường như không có một đoạn nào phẳng lặng - để chờ đến giờ trời đổ ráng. Thói quen này đã hình thành suốt quãng thời gian qua như một sự giải trí, giết chết cái khuân thời gian đầy ắp sự nhàn rỗi và nỗi cô đơn tê tái. Từ bên kia nóc nhà Đông Dương, dải sương trắng nom ngon như mẻ sữa cứ ngấp nghến như chỉ chờ nắng tắt là tràn sang đóng băng tất cả. Lớp học trống tuồng của Ngân, sáng đón chục em học sinh lớp một, chiều đón dăm bảy em học sinh lớp hai, đã bắt đầu lạnh. Hơi ấm và những dư âm lảnh lót cuối cùng của bầy trẻ nô đùa cũng dần tan đi theo những cơn gió quét ngang qua bãi đất. Theo các cựu đồng nghiệp thì lớp học loại đó gọi là lớp chờ, bởi nó được mở ở các bản xa, cách trường trung tâm cả ngày đường, để giúp các em nhỏ chưa đủ sức đi bộ; vừa học vừa chờ lớn.
Từ trên bục giảng nhìn xuống chân núi, con đường mòn độc đạo vắt vẻo như một
sợi mây, đong đưa trong ngấn mắt. Khi tối sập, con đường chỉ còn là ảo giác phù
phiếm, mơ hồ, tạo cho bất kỳ ai cái cảm giác viễn tưởng, không tài nào bắt
được. Thảng hoặc xa xa trên các triền núi, một vài bóng đèn dầu len lét, đủ làm
nên một nốt sáng vừa vặn bằng đít con đom đóm chết. Ngôi nhà tạm của Ngân cũng
là một trong những nốt sáng ấy, nhưng nhìn từ phía núi bên kia. Hôm đầu nhận
lớp, Ngân leo ròng rã hai ngày từ huyện vào trường, rồi từ trường lên bản khiến
các khớp chân sưng phồng, nhức cả tuần trời không ngủ được. May mà khi ấy gặp
được già Tâu xuống chợ mua muối, mua dầu, đèn, kim chỉ về, cho túm nhờ đuôi
ngựa lên đỉnh núi, nếu không chỉ còn cách ngủ lại giữa lưng rừng. Bây giờ Ngân
sợ nhất là có việc phải xuống núi. Đến nỗi, nhiều khi, cái không gian mênh mông
vô tận và buồn hun hút cộng hưởng thêm nỗi nhớ nhà, nhớ bạn, nhớ những buổi đạp
xe đi như mộng du, nhưng êm đềm và sảng khoái trồi lên như một cơn nghiện, muốn
cai được chỉ cần nhắc tới đi bộ là tất cả trật tự lại như lớp học của Ngân vậy.
Mua sắm - nhờ. Gửi thư - nhờ. Đến nỗi họp cơ quan nếu thể cũng muốn nhờ nốt.
Phiên chợ dưới chân núi mờ xa, một tuần mở một phiên, không khi nào phóng tầm
mắt tới nổi. Lâu lâu thèm chút thức ăn tươi, Ngân gửi theo người xuống chợ. Có
khi các anh, các bác mua xong, con ma rượu kéo đi hết làng này bản kia, thăm
những người anh em của mình, của vợ mình, của thằng con rể, của đứa con dâu;
thậm chí là đứa con trai sinh cùng ngày dưới bệnh viện huyện với cái chắt gái,
mà hai nhà đã có ý hứa gả ngay khi cập kê mon men vào tới ngõ. Cứ như thế, cân
mỡ, mớ rau, con cá của cô giáo chu du theo chân họ cho đến khi về tới bản thì
ruồi nhặng bu theo cả một dây dài, bởi thứ mùi tươi đã trở nên oai hoại. Vậy là
Ngân đành cho luôn. Vì cũng chỉ có họ mới biết cách chế biến thịt ôi thành
những loại thực phẩm khô, ngửi thì ghê nhưng ăn rất nhớ. Hôm nay là ngày già
Tâu đi giao ban dưới xã về, rẽ qua ngôi trường độc cư dưới tán rừng đầu nguồn,
đưa cho Ngân một tập công văn của trung tâm. Thường thì trong đó có tất tần tật
từ thông tư, chỉ thị của Bộ, của Sở, của Phòng đến những lá thư, túi quà dưới
trường nhân có chuyện vui… gửi lên. Thậm chí còn có cả các loại văn bản phô tô,
ghi chép những cuộc họp cơ quan mà Ngân nhiều lần không thể xuống dự. Trước khi
về bên kia núi, già Tâu cẩn thận dặn:
- Cô giáo sắp có khách đấy. Con trâu
cái nhà ta đến ngày sinh, ta phải về với nó, xong ta sẽ sang chờ cùng cô giáo.
Vậy là từ ngày lên bản, lần đầu tiên
Ngân có khách. Ngân thấy mình run lên vì một lý do nào đó, rất khó hiểu. Nếu là
Thanh tra chuyên môn thì đã được vỗ yên phần nào, mặc dù trước khi Ngân đến,
tiếng Việt đối với các em vẫn còn là ngoại ngữ. Có lẽ nguyên nhân bứt rứt, hồi
hộp mãi không chịu ngủ yên trong huyết quản Ngân là món quà được đón khách!
***
Sáng chủ nhật.
Dõi cái nhìn thâm quầng xuống chân
núi. Say sưa đến lỡ cả bữa trưa. Mãi tới lúc già Tâu cắt rừng sang, Ngân mới
như người bị đánh thức một cách tiếc nuối, khi giấc mơ đẹp còn đang dang dở.
Như nghe được tiếng buồn hun hút trong bụng cô giáo người Kinh, già Tâu đặt
gánh có măng chua, có rau sắng, có củ mài, có gà, có rượu xuống, an ủi:
- Ta đã xuống huyện xin cho thằng Tức
đi học cấp tốc. Cô giáo cứ hòa bình cái bụng đi, ba năm nữa nó về, ta xin cho
cô giáo xuống.
Ngân đã thuộc làu điệp khúc ấy của già
Tâu ngay từ ngày đầu đặt chân lên bản, nên câu trả lời chỉ nói lên sự cồn cào
trong Ngân từ đêm trước:
- Họ vẫn chưa đến!
- Ừ,
chân non thế phải trăng mọc mới tới. Để ta làm cơm đợi họ.
Chiều rơi thăm thẳm xuống chân rừng.
Những tia sáng gay gắt ban ngày nhường chỗ cho quầng ráng mỡ gà, vàng rực phía
tây đồi. Một đàn chim cu xanh từ mỏm rừng lao vút vào không trung, chao cánh
vài vòng rồi nhằm hướng mặt trời bay đi mỗi lúc một vội vã, để đến khi mỗi con
chim còn lại như một hạt đậu đen, bâu vào, kéo tụt khối lửa khổng lồ xuống bên
kia núi. Trong chiếc chái bếp được nới ra từ gian nhà lúp xúp để trống gió, già
Tâu vươn vai đứng dậy, phủi tay bồm bộp vào hông quần bụi bay mù mịt thay cho
việc rửa, rồi cất tiếng như chui trong ống khói ra:
- Xong, thế là chỉ chờ nhốt tất vào
bụng nữa thôi cô giáo ạ.
Vừa dứt, ông đột ngột quay sang phía
Ngân:
- Cô giáo đã nhận vòng chưa?
- Dạ chưa!
- Thế à! Hay cô giáo nhận vòng của
thằng Tức nhé?
Ngân thoáng giật mình trước lời đề
nghị vồ vập của già Tâu. Chưa biết phải trả lời sao thì nghe tiếng gọi. Ngân ào
ra cửa và ôm chầm lấy người đồng nghiệp cùng trường, bật khóc.
- Chị Thanh!
Giây phút xúc động thăng hoa lên như
một cơn tăng huyết áp khi ánh mắt Ngân bắt gặp cái nhìn của vị cán bộ trẻ vẫn
lặng lẽ quan sát Ngân nãy giờ.
***
Ngân kém Toàn hai tuổi. Cả hai cùng
được sinh ra dưới mái nhà tập thể của trường trung học sư phạm tỉnh. Mẹ Ngân là
giáo viên văn. Cha Ngân là bộ đội Biên phòng, cả tuổi thơ Ngân ông đóng quân
ngoài biên ải. Còn bố mẹ Toàn đều là giáo viên toán của trường. Hồi bé, Toàn
thường tỏ ra người lớn hơn Ngân và sẵn sàng xả thân che chở những trận đòn của
bọn con trai bản lạ mỗi khi Ngân bị bắt nạt. Dù vậy, cũng không ít lần Toàn
khiến Ngân buồn tưởng chừng kéo dài muôn kiếp. Có bận giận nhau, Toàn kể công
và đòi Ngân phải trả lại Toàn tất cả những gì đã cho Ngân. Từ quả dâu da, quả
mận rừng hay hòn đá kỳ có hình thiếu nữ, và cả con ốc anh vũ núi, úp vào tai
quay mỗi hướng lại nghe thấy tiếng một loài thú kêu. Dĩ nhiên, nhiều thứ Ngân
không thể nào trả giống y
như cũ được, bởi chủ yếu Toàn đòi những thứ đã ăn đi lâu lắm rồi. Lúc ấy Toàn
hào phóng tuyên bố như con một gã địa chủ:
- Cho con Ngân nợ suốt đời!
Giận thế nhưng Ngân cũng chỉ có Toàn
là bạn thân, là người anh để gửi gắm và nhờ cậy. Nhớ ngày còn sơ tán máy bay Mỹ
ở sát biên giới Việt - Trung. Trong cơn hoảng loạn, Toàn băng qua làn bom đang
điên cuồng đập nát vụn khu tập thể giáo viên và một số phòng học của sinh viên
để tìm Ngân, rồi lôi Ngân chui vào một hang đá sau núi Tía. Hai đứa ngồi co ro
cả đêm trong bụng núi đã bị bom lấp một phần cửa vào. Chờ lúc đói nhất, Toàn
mới lôi trong túi ra một củ sắn sống, hai đứa chia nhau gặm trong khi cả trường
đổ xô đi tìm trong cái rừng lửa bốc ngùn ngụt ngang trời. Lại một lần nữa
trường chạy trốn máy bay Mỹ về một nơi còn thiêng, còn độc gấp trăm lần ba đợt sơ tán trước. Toàn và Ngân đã trở
thành trai thanh gái lịch của khu dân cư rừng rậm ấy, cho tới ngày Toàn vào
nhập học chuyên nghiệp. Hôm ấy, sau khi bữa tiệc chủ yếu bằng hoa quả rừng diễn
ra chóng vánh vì lý do an ninh với các bạn cùng lớp, Toàn dắt Ngân ra bờ suối
Xô Lô. Hai đứa ngồi tựa lưng vào rễ cây sung có cái tán tỏa xum xuê như thưng
xuống mặt nước. Điều kiện của ngay cả con giáo viên sư phạm như Toàn và Ngân
thời bấy cũng chẳng thể có lấy một thứ gì để mà tặng nhau làm quà lưu niệm. Như
đã chuẩn bị sẵn, Toàn đu lên cành sung lấy xuống một vòng hoa tím, kết từ hàng
trăm đóa bằng lăng, rồi đội lên đầu Ngân thay cho tiếng lòng thủy chung son sắt
của người con miền núi, ngô nghê, ngốc nghếch nhưng thật thà như củ mài, củ nâu
khi phải xa người yêu về thủ đô học đại học. Lần đầu tiên trong đời Ngân đã
khóc. Ngân khóc cho một sự bâng khuâng khó tả, và cũng khóc cả cho sự sung
sướng vì có đứa đã thực hiện được lời thề trong hang đá hôm nào, là nếu còn
sống sót nhất định phải làm thầy, cô giáo để dạy chữ cho học sinh nghèo miền
núi. Ngân cũng lấy ra một cuộn giấy trong có nhành hoa lá ngón vàng, trao cho
Toàn như thầm nói thay cho tấm lòng vĩnh cửu, suốt đời chỉ biết gắn bó, tôn thờ
và chờ đợi một người như thứ cây tình độc dược của người Mông này.
Mới đấy mà đã qua bốn mùa hoa ban nở,
rồi tàn. Đúng lúc Toàn sửa soạn thi tốt nghiệp đại học thì trường trung học sư
phạm dời lên thị xã. Bố toàn có quyết định nghỉ hưu rồi chuyển về quê dưỡng
thọ. Trường trung học sư phạm được nâng cấp thành trường cao đẳng. Mẹ Ngân cũng
đã có tuổi, không kịp cho việc học lên thạc sĩ để tiếp tục phục vụ nhiệm vụ cũ,
nhưng yêu cầu đã vươn lên một tầm cao mới, nên xin nghỉ một bảy sáu, và cũng về
quê. Ngân không theo mẹ vì đúng đợt thực
tập, sau đó ở lại trường ôn thi tốt nghiệp. Với tấm bằng cao đẳng sư phạm tiểu
học, Ngân không nghĩ mình trở thành một cô giáo miền xuôi; không nghĩ mĩnh sẽ
phải xa núi, xa rừng vốn đã mọc trong mắt và xanh trong máu, nên Ngân nộp hồ sơ
xin việc và được điều động lên công tác ở một huyện vùng cao biên giới. Lúc đó
Toàn cũng ra trường. Ngân hoàn toàn không hay biết anh đang ở đâu. Kể như hai
người mất liên lạc từ bữa đó. Hai lần nghỉ một năm được dành cả cho mẹ già hưu
quạnh nơi quê nhà, bởi ngay bố Ngân hy sinh trong chiến tranh biên giới một
chín bảy chín cũng được đưa về theo mẹ, thì Ngân không có lý do gì một mình
hưởng những ngày nghỉ thanh bình ở cái nơi được coi là mùa quả ngọt của riêng
cô.
Với Toàn, sau khi ra trường, dù không
còn ai nhưng anh vẫn tình nguyện lên cái chốn tuổi thơ anh được bao bọc trong
màu trắng của hoa ban, vị đắng của măng khôm và vị ngọt của mối tình đầu trong
xanh như nước suối. Sau khi nhận công tác ở một Phòng giáo dục ven biên, Toàn
về trường sư phạm nhưng không ai biết Ngân đi đâu cả. Toàn đành theo địa chỉ
một đồng nghiệp của bố cho, lần về tận quê ngoại Ngân nhưng làng nước nói, vì
gia đình ông bà ngoại Ngân là dân khách nên khi ông bà mất là mẹ Ngân không về
nữa. Có một lần, hồi mẹ Ngân chưa nghỉ, bà về làng rửa cốt cho hai cụ, rồi hóa
và mang tro đi. Toàn ôm nỗi thất vọng tràn trề, bắt chuyến xe đường dài, chạy
đẫy hai ngày mới lên tới nơi công tác. Thư viết cho Ngân theo địa chỉ cũ với hy
vọng có ngày Ngân quay lại, được bưu điện nơi nhận trả về đắp đống trong ngăn
kéo. Vậy là đành lao vào công việc cho vơi đi nỗi nhớ người yêu đến đờ dại. Căn
cứ vào ý thức trách nhiệm và năng lực công tác, một thời gian sau Toàn được cử
đi học thạc sĩ quản lý để tạo nguồn cán bộ kế cận tương lai.
Trong lòng Ngân lúc này cũng đã dần
quên đi những kỷ niệm, mà sâu thẳm bên trong bản chất của những kỷ niệm ấy là
lời thề có mây, có gió, có suối, có rừng và có cả những cánh chim đêm làm
chứng. Nay bỗng nhiên xuất hiện như một điều ước trước mặt nhau, cũng giữa núi,
giữa mây bay, nhưng có vẻ là lạ và mất đi tất cả nét hồn nhiên ngày nào. Trên
khuân mặt chữ điền tương đối hiền từ của Toàn, đã xuất hiện bộ ria như được hóa
trang cho một vai xuất chúng, uy nghi, đạo mạo của một diễn viên sân khấu.
Chững chạc và đàn ông hơn, nhưng có vẻ e dè, kín đáo. Cả Ngân nữa, cái giản dị
có phần phó mặc cho tự nhiên của một sơn nữ, tự lúc nào đã bắt đầu in, nhuộm
vào tính cách, sở thích và cả sự chải chuốt của một thiếu nữ thị thành. Và dĩ
nhiên là tất cả những thứ đó như một chiếc barie đặt ngang mối quan hệ của hai
người, trước khi chưa được xét xử. Bên bờ con suối Tô, Ngân lặng lẽ ném những
chiếc lá ngón xuống để cho dòng nước ào ạt xô tới, cuốn phăng đi lơ lắc. Ngân
đâu biết dưới hạ nguồn, Toàn vớt tất cả những chiếc lá ấy lên, tết thành một
chiếc vòng lớn, rồi men theo bờ suối lần lên thượng nguồn…
***
Già Tâu giống như một người đàn bà, đảm đang xào nấu suốt những
ngày đoàn cán bộ Phòng lên công tác trên đỉnh núi. Già vừa là người cung cấp
thực phẩm: Từ việc bắt của bà xã con lợn cắp nách, vác chum rượu ngô, và một
gánh lỉnh kỉnh rau, củ, quả; vừa là người chịu trách nhiệm dẫn chương trình từ
lễ tân đến lễ chính. Già
vui, già hát bài tuổi mười lăm như cô trăng rằm của dân tộc già. Già
bảo bao giờ trong lòng già có mùa xuân già mới hát được, và cái mùa xuân ấy đã
hàng chục năm nay nó chợt về. Già không hiểu gì cái dự án gọi là xã hội hóa
giáo dục, xóa mù hay tạo nguồn lực tri thức vùng cao để phục vụ vùng cao. Già
chỉ biết nay mai bản của già sẽ được gọi là trung tâm cụm bản, tập hợp được cả
bảy bản dân tộc trên núi Pu Cáp thành một hàng thẳng như cây tre gai bảy đốt,
mà mỗi đốt là một mầm sống. Bản của già sẽ có một trường tiểu học, thu hút toàn
bộ trẻ con chăn trâu trên lưng núi này đến để làm người tri thức. Con cháu của
bản sẽ cứng bàn chân xuống núi mà học cao hơn, rồi quay về đặt một vai vào ủy
ban nhân dân xã. Nhưng già mừng gần hơn và chắc chắn hơn vì nhất định trong bọn
chúng nó đã có đứa đảm đương được cái chức trưởng bản hơn mười năm không có
người thay của già. Chúng nó hơn hẳn già một cái đầu rồi. Trình độ lớp vỡ lòng
của già không theo được lớp hai, lớp ba của chúng nó đâu. Niềm vui của già Tâu, cộng thêm miền hân
hoan của bản và câu chuyện của những người xa nhau ngót ba năm không gặp khiến
ngôi nhà tạm dân bản dựng bằng nứa lá cho Ngân đỏ lửa tới tận khuya. Hôm chia
tay, Toàn lừng chừng mãi, mặc cho chị Thanh và già Tâu đã xuống núi từ lâu.
Chiếc vòng lá ngón khô được anh mang theo như một vật giám sát, minh chứng cho
mối tình thủy chung, trong sáng của anh nơi phố huyện. Ngân muốn bỏ lại tất cả
để ào theo chiếc bóng thân thuộc, gẫy gập vào khe núi của người yêu, đang khuất
dần sau bờ dốc. Đúng lúc đó, trong lòng Ngân vang lên câu nói dịu dàng nhưng có
vị đá của già Tâu: Cô giáo sẽ đi, nhưng không phải cách ấy!
Ngân lặng lẽ quay vào, gục mặt xuống
gối nhằm che giấu những cặp mắt trẻ thơ, tò mò muốn biết bệnh đau mắt của cô
giáo có đủ để được nghỉ học về với con dê, con trâu không. Lúc Ngân ra trường
mẹ cũng từng nói với Ngân về cái cảm giác ấy, mỗi khi mẹ phải xa rời tổ ấm ríu
ran của ông bà trước kia, rồi của mẹ sau này và mỗi khi bố Ngân khoác chiếc ba
lô, khẩu súng lên vai ra đi, để lại tấm lưng vạm vỡ, tan dần vào khoảng không
gian có cái cột mốc ghi nhận chủ quyền của Tổ quốc. Đói, rách, nhếch nhác và
chán nản nhưng nỗi nghề và niềm mong ước đến khát khao chữ nghĩa của đàn em,
khiến ngày xưa bà và bây giờ Ngân vẫn kiên trì trụ vững như cây chai mọc thẳng
trên đỉnh núi đá. Cái đạo nghiệp này bà truyền cho Ngân với hy vọng con mình
trưởng thành lên từ chính nông sâu chìm nổi ấy. Và Ngân đã đúng khi không chạy
theo người yêu về nơi có những ánh đèn màu tươi mát, sáng sủa gấp cả trăm lần
cái nốt sáng đùng đục, treo lơ lửng giữa tầng trời nơi Ngân ở.
Thời gian ì ạch trôi đi, cuối cùng cũng tới ngày Ngân được về
nhà xả hơi, tạm chia tay cái mùa hè đầp ắp gió và nắng nơi ngọn nguồn biên ải.
Lắm lúc Ngân thấy mình như một nữ tu, luôn miệng cầu khấn và vấn an. Liệu Ngân
có nhầm? Đã xấp xỉ hai trăm ngày kể từ khi Toàn lên khảo sát Pu Cáp. Bao nhiêu
nỗi niềm gặt được giữa mây hoang gió dại, Ngân chia sẻ cả với Toàn trên những
trang giấy, già Tâu ném tọt và lu cở gùi xuống núi. Vẫn bặt âm vô tín. Đã có
lúc Ngân nghi ngờ Toàn và, càng nghi ngờ càng muốn làm rõ mọi chuyện. Ngân gửi
nhiều thư hơn, và thời gian
chờ đợi cũng mênh mông hơn. Vì thế mà vừa được nghỉ là Ngân hối hả về trường,
nhưng con đường liên bản dẫn xuống xã bị trận lũ đầu mùa chặt phăng, không tài
nào nối lại để mà vượt qua được. Già Tâu đưa Ngân lên một chiếc mảng bà con đi
chợ kết sẵn, xuôi theo dòng suối Tô, rồi cắt đường lội thẳng ra huyện. Chia tay
già Tâu ở đầu phố, Ngân tìm ngay vào Phòng giáo dục - nơi làm việc của Toàn thì
mới biết, ngay sau khi đi khảo sat Pu Cáp về là Toàn theo đoàn của Sở, lên
đường đi học tập kinh nghiệm ở các tỉnh miền núi khác. Sau đó, bố Toàn ở quê đổ
bệnh, để tạo điều kiện cho anh có thời gian và khoảng cách thuận lợi chăm sóc
bố nên Sở giáo dục đã cho Toàn về Hà Nội học lớp lý luận. Bao nhiêu thư từ gửi
lên cho Ngân, Phòng đã chuyển thẳng vào trường trung tâm, nhưng không hiểu vì
lý do gì mà Ngân không hề nhận được. Ngay sau khi kết thúc khóa học, Toàn xung
phong đi tăng cường vùng cao luôn. Thể theo nguyện vọng của Toàn, nên không một
ai nói cho Ngân biết một chút mảy may nào về Toàn. Trong hộc bàn làm việc của
anh còn mấy lá thư Ngân gửi, ai đó bỏ vào giúp. Không hỏi gì thêm, Ngân hụt
hẫng bắt xe về quê rồi nằm bẹt dí suốt hai tháng nghỉ. Thế là Toàn đã lặng lẽ
ra đi không một lời chia biệt. Bao nhiêu lo lắng trong Ngân nay đều đúng cả.
Ngân yêu Toàn, thương Toàn không phải vì anh hào hoa lịch thiệp mà chính ở chữ
tín được xuất phát ngay từ bên trong nét mắt. Nó ấm áp, ân cần, đầy ắp niềm tin
và rất hạnh phúc nên đã làm cho Ngân say và mơ biết bao điều về nó. Ngay từ lúc
còn học phổ thông, Ngân đã phát hiện trong đôi mắt ấy chất chứa tận cùng của sự
xa xăm nhưng cũng tận cùng của sự tin tưởng. Vẫn biết sự xa xôi ấy chỉ là một
phần dự đoán về tâm hồn, tính cách của một con người, nhưng nó đã vô tình đánh
trúng vào niềm khao khát của Ngân.
Đầu năm học mới, Ngân trở lại trường
đúng vào ngày huyện nối mạch giao thông với xã qua vùng nước ngập bằng một con
đò, đưa từ sông Đà lên. Sau gần một ngày cuốc bộ bì bõm như đi cấy, trong bộ
dạng kiệt sức, quần áo bê bết bùn đất, Ngân lê bước vào phòng hiệu trưởng để
trả phép. Bất ngờ gặp già Tâu và một thanh niên người Mông quắc thước có ánh
mắt hoang dại đã phần nào bị quầng sáng tri thức lấn át, đang ngồi chờ ai với
vẻ rất sốt ruột. Nhìn thấy Ngân, già Tâu tíu
tít như một đứa trẻ,
trỏ tay vào ngực người thanh niên đang ngó Ngân rực lửa:
- Thằng Tức đấy, hiệu trưởng đồng ý cho nó dạy
chữ trên Pu Cáp rồi. Cô giáo xuống núi nhớ đừng quên bọn trẻ nhé, hết lớp thằng
Tức, chúng nó xuống núi theo cô giáo đấy.
Ngân cũng vui chẳng kém gì già Tâu.
Năm học này được Ngân nuôi cấy một sức sống mới, niềm tin mới nên tâm trạng
cũng mới hẳn: hào hứng hơn, rắn rỏi hơn và chắc chắn là yêu đời hơn. Ngân hứa
hẹn với mọi người một cụm trường tiểu học - mầm non trên Pu Cáp, mà chính Ngân
là người tiên phong. Bởi khi Ngân đã biết thì nhất định mong muốn chấm dứt cảnh
phụ huynh cõng con em mình đi bộ cả ngày đường xuống núi để được học. Rồi hàng
tuần thồ ngô, thồ sắn xuống, một phần đổi lấy dầu, muối, sách bút, một phần để
ăn; xong, lại cúc cắc đi bộ một ngày nữa mới về tới bản. Ngân sẽ giúp các em
học tại chỗ, bao giờ đôi chân cứng bằng chân con ngựa để vượt qua trùng trùng
núi đá, thần kinh vững như thần kinh con hổ dám đi đêm giữa rừng già. Và trí
khôn như trí khôn con báo, biết tít trên trời cao lúc nào mưa, lúc nào nắng;
tít trong rừng xa nước con suối lúc nào đầy, lúc nào vơi để đi tiếp hay nghỉ
lại, nếu không muốn phải ngủ trên cây như loài chồn đen của núi rừng Pu Cáp.
Cùng ngồi xuống ghế chờ với già Tâu, bây giờ Ngân mới có dịp quan sát kỹ chàng
trai dân tộc Mông tráng kiện, điển trai bởi các khuôn thước mẫu mực. Từ những
chi tiết trên bộ mặt sáng sủa đến hình thể như của một chàng kỵ sĩ rừng xanh;
mạnh mẽ nhưng lại hết sức nhút nhát và yếu đuối trong việc phải nói ra thay
làm. Chính chàng trai ấy đã nhờ cha mua Ngân về làm vợ với tất cả số trâu bò
ngót bốn chục con của gia đình anh. Để Ngân vừa lòng, anh bảo sẽ bắt cả bầu
trời này, cả núi rừng, muông thú này phải khuất phục, phải làm ô sin, nâng niu
gót chân Ngân, coi Ngân như một nàng công chúa. Bỗng nhiên Ngân không thấy sợ cái
lời đề nghị thẳng tắp như cây khẻ mu đầy gai ngày nào già Tâu cưỡi ngựa đem
đến. Không sợ cả cái tập tục khiến Ngân kinh hoàng khi mới đặt chân tới đây, và
nhìn thấy nó đang ký sinh vào đời người phụ nữ Mông. Miếng cơm của cả nhà có
no, manh áo cả nhà có lành đều là trách nhiệm của họ. Công việc như một thứ
ngục tù, cùm kẹp dai dẳng suốt một đời người. Ăn uống kham khổ, qua quýt để
dành phần thức ăn ngon cho chồng đãi khách. Mặc những mảnh vải thừa, can nới
chằng chịt nên cần phải có đôi bàn tay không biết nghỉ ngơi cả khi đi trên
đường, để không những đỡ rách mà còn trở thành những kiệt tác hoa văn trên nền
vải vá. Đêm nằm chỗ dột để nhường cha mẹ, các anh chị em chồng nằm chỗ ấm, chỗ
lành. Không đi ngủ trước mười hai giờ khuya vì mải dệt ra những tấm vải may áo
cho chồng; hay giã gạo, xay ngô để nuôi lớn đàn con đông nhưng con lợn rừng đẻ
ba, bốn lứa. Sáng không ngủ quá ba giờ vì như thế sẽ không kịp vác nước, không
kịp nấu cơm bữa trưa cho người ở nhà, và cho mình đi nương… Tất cả chỉ để cho
người đàn ông vui thú săn bắn, đánh quay, uống rượu, tập hát, tập khèn và đi
bắt những người vợ mới. Đúng là Ngân không sợ, nhưng Ngân sẽ không chịu cái tệ
đa thuê của đàn ông Mông. Mọi sự tảo tần nắng mưa khuya sớm phải được đáp trả
bằng lòng thủy chung như nhất. Ngân bỗng dưng gạt phắt dòng suy nghĩ đang đóng
đinh vào não kể từ khi gặp người con trai kia. Ngân buột đứng dậy, tiến đến đặt
lá đơn đề nghị mở thêm lớp ở Pu Cáp xuống bàn làm việc của hiệu trưởng và vô
tình mắt bắt phải tên mình đã được sắp xếp một cương vị mới, gắn trên lịch báo
giảng. Ngân cảm thấy không được tôn trọng khi Ban giám hiệu và Phòng đơn phương
quyết định. Chính nó sẽ như một đòn đánh vào nhiệt huyết của Ngân và đánh cơ
hội trưởng thành của lũ trẻ vùng cao. Ngân bồn chồn như người ngồi trên đống
lửa. Đợi mãi, đến khi ông mặt trời không còn được nung đỏ nữa, nguội dần rồi
tắt lịm phía đầu núi mới thấy trong mờ mịt sương mù đêm vùng cao, bốn năm cô
giáo cùng với thầy hiệu trưởng dong từ trên rừng về một xâu em nhỏ. Sắp xếp
phòng ngủ cho các em, nấu mì tôm cho các em ăn để mai các em còn thi lại. Xong,
thầy hiệu trưởng hất chiếc mũ cói ra sau gáy, tất tải bước vào phòng. Ngân như
mọc rễ xuống nền đất nện. Toàn lại đột ngột xuất hiện như một nhân vật ảo của
gã phù thủy cao tay, giống hôm nào trên Pu Cáp. Sau phút bàng hoàng, Ngân bỗng
thấy hờn giận Toàn vô hạn. Thì ra từ khi biết Ngân dậy ở xã biên giới, Toàn đã
nằng nặc xin cấp trên cho vào trường Ngân, dù có phải đánh đổi vị trí quan
trọng ở Phòng để làm một giáo viên bình thường, ở một ngôi trường đã bình
thường, đã xa xôi cách trở, lại quá nghèo nàn và lạc hậu. Tuy nhiên cũng phải
mãi tới lúc thầy hiệu trưởng tiền nhiệm ở đây có đơn xin chuyển vùng, Phòng mới
chịu đưa Toàn vào thay thế; mà theo như lời tâm sự của một cán bộ là cho đỡ
lãng phí phần nào nguồn nhân lực gốc. Thế nhưng đã vào tới đây rồi lý do gì
khiến Toàn không cho Ngân biết? Gặng mãi, Toàn mới nói khi biết được mong ước
mở lớp trên Pu Cáp của Ngân gửi về trường trung tâm, rồi trường gửi về Phòng,
Toàn đã ngờ ngợ. Đến khi lên khảo sát và biết đích xác là Ngân, thì Toàn tìm đủ
mọi cách thuyết phục cấp trên, rồi thuyết phục chính quyền xã, bản và nhân dân
trên núi để biến ước mơ của Ngân thành hiện thực. Toàn muốn dành tặng cho Ngân
món quà bất ngờ đó. Toàn thú nhận là đã có ý định đưa Ngân về trung tâm để bù
đắp ba năm trời vò võ một mình trên đỉnh núi, nhưng bà con trên đó phản đối.
Chính vì thế mà khi Ngân thắc mắc, Toàn đã đưa ra tờ quyết định thành lập
trường tiểu học số hai và bổ nhiệm Ngân phụ trách trường tiểu học đó, chứ không
phải là về dưới thấp như Ngân vẫn tưởng.
Ngày lên nhận trường. Đi sau đoàn ngựa
thồ thiết bị trường học khua móng bụi mù trên con đường mới mà Toàn và nhân dân
Pu Cáp mở trong thời gian hai tháng kẹt lũ không về được. Đoạn cuối cuộc hành
trình có một chiếc cầu treo bắc tắt qua quãng hẹp của hồ nước ngập, khiến con
đường mòn cheo leo, trước đây phải mất một ngày đi bộ thì giờ chỉ còn hai
tiếng. Ngân nắm chặt tay Toàn bước đi thoải mái trong giấc mơ xa của Ngân. Trên
cao chót vót, nơi có bãi đất gió, túp lều tranh dặt dẹo quen thuộc được thay
thế bằng năm phòng học, tuy còn là tre lá nhưng rộng rãi và vững chắc. Xa xa,
trên đỉnh Phan - xi - păng, giữa quầng ráng đỏ chợt xuất hiện chiếc cầu ô
thước, bắc vắt sang phía núi bên kia - nơi nhìn thấy cả ba nước Đông Dương rõ
một một. Có điều, chỉ Ngân mới biết, và biết chắc chắn nhờ linh cảm. Chiếc cầu
ô thước ấy không giống chiếc cầu trong truyền thuyết. Nó mãi mãi tồn tại, ít
nhất là ở trong ngấn mắt Ngân./
Pu
Sam Cáp 21.10.2000
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét