Mọi người gọi
em là “con ma nhỏ”
Vì khi em lên
một phải “lìa đời”
Giàng bắt cha
chôn em theo mẹ (*)
Ban cho em
thành mây gió muôn nơi.
Mẹ là nguồn
sống cả khi đã mất
Dòng sữa khô theo
xác thịt rũa tàn
Tiếng cha khóc
dội vào trong lòng đất
Em thở đứt dần
giữa cát bụi bazan.
Chợt từ rừng
hiện ra bóng áo xanh
Đứng cầu nguyện
bên hàng tượng lính (**)
Anh bảo Giàng
hãy phạt vạ mình anh
Rồi đào em lên
trước bao cơn cuồng thịnh.
Làng đòi giết
anh nếu để cho em sống
Họ coi anh như
là kẻ thâm thù
Anh mang em đi
chẳng làm ai xúc động
Chỉ có Trường
Sơn là vẫn cứ hoang vu.
Và em là người
Xê Đ ăng đầu tiên
Chống lại Giàng
về sống trong doanh trại
Sáng trồng cây,
học chữ, tuần biên
Tối lớn lên
trong tình thương nhân ái.
Hai mươi năm
sau em trở thành y sĩ
Mang hồn ma về
chữa bệnh quê hương
Những đứa trẻ
sinh ra chẳng may mẹ mất
Không còn bị
chôn, hay vứt ở góc nương…
Giờ cả người Ma
Coong, người Jơ Rai cũng biết
Chẳng có Giàng
nào nỡ hại trẻ sơ sinh
Nhờ anh lính, đã làm giáo viên rồi còn kiêm thầy thuốc
Mà quê em cứu
được vạn sinh linh…
Gia
Lai, 17.11.2009
(*) Các dân tộc
Xê Đăng, Ma Coong, Jơ Rai có tập tục đứa trẻ sinh ra dưới 1 tuổi nếu chẳng may
mẹ chết mà cha không nuôi được thì phải chôn sống theo mẹ, để mẹ tiếp tục nuôi
(cho bú)…
(**) Một số dân tộc
ở Tây Nguyên có tập quán đục tượng nhà mồ tượng trưng cho kẻ hầu người hạ, lính
bảo vệ, người thân để cùng đem theo sang thế giới bên kia.
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét