24 tháng 11, 2013

CÀ PHÊ MƯỜNG ẢNG: THÊM MỘT MÙA THẤT BÁT

Hai năm trở lại đây, cà phê Mường Ảng “tụt dốc” thảm hại. Đầu vụ 2011, bà con trồng cà phê như người chạm vào giấc mơ trúng độc đắc, với giá 70 - 80 ngàn đồng cho 1kg cà phê trấu; thì đùng cái, cuối vụ đó, cà phê rớt xuống dưới 40 ngàn đồng, rồi năm 2012 là trên 30 ngàn đồng, và đến thời điểm hiện tại, giá 1 kg cà phê trấu loại đẹp chỉ còn 28 ngàn đồng...

 Nông dân Mường Ảng thu hái cà phê. Ảnh: Đức Linh


Giấc mộng cây kinh tế mũi nhọn
Kể từ khi huyện mới được thành lập (2006) đến nay, chưa ai thống kê cụ thể, nhưng khẳng định có đến ngót 1 ngàn hécta được các hộ vốn đang có thu nhập ổn định khác, bỏ việc, bỏ nghề để theo đuổi cây cà phê. Cũng có không ít người từng, đang là lãnh đạo cũng làm trang trại cà phê như một sự “thị phạm” cho nông dân học hỏi. Anh Phạm Xuân X. (nhân vật yêu cầu giấu tên) vốn đang có hiệu sửa chữa cơ giới lớn ở thị trấn, cùng với một sạp tạp hóa trong chợ cho thu nhập khá, nhưng một phần tin tưởng vào cơ chế thúc đẩy của thứ “cây vàng”; một phần bị hấp dẫn trước những “thu nhập khủng” của dân làm cà phê, đúng thời điểm giá bãi cà phê cao ngất ngưởng (2011), đã bỏ hiệu sửa chữa và sạp hàng, vay thêm tiền mua gần chục héc ta cà phê với giá từ 600 - 700 triệu đồng/ha. Khổ thân anh, vay tiền thì dễ, mua bãi giá cao càng dễ, nhưng khi giá cà phê rơi xuống đến tận đáy của sự thua lỗ thì bán bãi “rẻ như cho” cũng chẳng ai mua.
Mỗi một héc ta cà phê, trung bình đầu tư khoảng 75 triệu đồng/năm cho bón phân, làm cỏ, tỉa cành, thuốc sâu bệnh, thu hái, chế biến... (chưa kể chi phí hạ tầng cơ bản khác). Vậy mà năm nay - một năm mất cả sản lượng lẫn giá bán - dự kiến thu nhập bình quân ước đạt... 60 triệu đồng/ha. Anh X. cũng như hàng trăm người kì vọng vào một cuộc đổi đời nhờ cây cà phê, thực sự đang muốn từ giã giấc mộng vàng.

 Một sân cà phê thế này lợi nhuận chả được bao nhiêu.

Toàn huyện Mường Ảng có 2.283 hộ trồng và kinh doanh 3.118ha cà phê (chưa tính hàng trăm hộ góp đất với Công ty Cà phê Thái Hòa Mường Ảng). Trong đó, 1.857ha cà phê kinh doanh, 1.261ha cà phê kiến thiết cơ bản. Năm 2013, huyện cấp giống trồng mới 177ha, cộng với hơn 20ha dân trồng tự phát nữa. Có một điều tương đối lạc quan trong báo cáo của các cấp là: “Năng suất cà phê kinh doanh ước đạt 15 tấn quả tươi/ha (tương đương 3 tấn trấu/ha); tổng sản lượng toàn huyện đạt 5.571 tấn cà phê trấu” mà không biết một thực tế rằng, đấy chỉ là cách tính cà phê lứa giữa. Muốn đúng, phải tính trung bình cả vụ, để có được 3 tấn cà phê trấu, phải chế biến ngót 19 tấn cà phê quả tươi. Như vậy, bình quân mỗi héc ta cà phê cho thu 15 tấn quả tươi, sau chế biến đúng đủ tiêu chuẩn, đó là tỉ lệ thủy phần dưới 14; tỉ lệ thu hồi 80 trở lên, vàng đen vỡ dưới 10... thì chỉ còn 2,5 tấn. Như vụ mùa năm nay, trung bình mỗi héc ta cà phê ở Mường Ảng ước đạt trên dưới 12 tấn cà phê quả tươi (2 tấn trấu), nhân với giá thời điểm hiện tại (28 ngàn/kg cà trấu đẹp) thì mỗi héc ta đang... lỗ hơn 15 triệu đồng.

 Hiện thực chưa cải thiện
 Một thực tế diễn ra, xét về chủ trương thì rất tích cực, đó là lãnh đạo các cấp huyện Mường Ảng đã chính thức vào cuộc cùng nông dân ngay sau “thảm họa” của vụ cà phê 2012. Bên cạnh chính sách cho vay ưu đãi hàng trăm tỉ đồng mà Nhà nước dành cho huyện nghèo; bên cạnh sự tìm kiếm, mở cửa, tạo điều kiện cho các công ty, doanh nghiệp, cá nhân đến thu mua sản phẩm theo hướng thúc đẩy cạnh tranh; thì việc thành lập Hội cà phê Mường Ảng (Quyết định 1561/QĐ-UBND ngày 28/8/2012 của UBND huyện Mường Ảng), được xem như động tác nhằm “chấn hưng” thị trường cà phê. Mặc dù thế, theo đa số người dân, vẫn còn phải “chờ xem” cái lí thuyết ấy có trùng lẫn các lí thuyết trước không.
Ngoài việc “khủng hoảng” thị trường tiêu thụ ra, một hiện thực phổ biến dẫn đến thua lỗ đối với cà phê Mường Ảng chính là năng suất và chất lượng thấp. Dám khẳng định rằng, 100% diện tích cà phê ở Mường Ảng vẫn phải dùng phân hóa học. Nhiều hộ chọn phun thuốc trừ cỏ. Hái chồng lứa để giảm chi phí, dẫn đến cà phê chín khô, chín nẫu... Lại còn cả kiểu trồng cây “nhà giầu” bằng cách bỏ hoang, được chừng nào thu chừng ấy. Từ đó, dẫn đến chất lượng kém so với cà phê của ngay tỉnh bạn Sơn La.
Hầu hết các cuộc hội thảo, hội nghị bàn phương hướng, mới chỉ dừng lại ở việc hoan hỉ vỗ tay cảm ơn sự chỉ đạo sâu sát, khen nhau về mặt tăng diện tích... Nhưng làm thế nào để số diện tích ấy là vùng nguyên liệu tốt, hấp dẫn; làm thế nào để cà phê Mường Ảng bán được giá cao... thì chả thấy ai đưa ra được đối sách hữu hiệu nào. Vì thế nên không ít người, kể cả một số cán bộ làm cà phê “thị phạm” cũng đang tìm cách thanh lý trang trại bằng mọi giá để thực thi kế hoạch... bỏ cây cà phê một cách bền vững(!). Phương hướng đã nêu là xen canh các loại cây giá trị khác như bơ, mắc ca, hoa hòe... nhưng chưa có nghiên cứu, chi tiết cụ thể mô hình cũng như thị trường, có thực sự bền vững? Người nông dân sợ nhất là trồng cây, rồi chờ 5 năm, 10 năm, chặt đi, rồi lại trồng, lại chờ như quá khứ hồi còn Nông trường Quốc doanh Mường Ảng(?).
Một điều nữa, phần nhiều không nằm ở người dân mà phải là chính quyền các cấp, đó là đầu tư hệ thống giao thông vùng quy hoạch, cùng với khoa học kỹ thuật, nhằm giảm chi phí đầu tư, tạo ra năng lực kinh doanh sản phẩm giá thành hạ. Khắc phục tình trạng hàng trăm, thậm chí hàng ngàn héc ta cà phê đang phải gánh chi phí (vận chuyển, chế biến...) lên gấp nhiều lần giá thực vì không có đường, điện, nước. Theo đó, giá nhân công, giá phân bón và thuốc bảo vệ thực vật... cũng liên tục bị xáo trộn, kéo theo hàng loạt mâu thuẫn giữa giá bán sản phẩm với giá vật tư, nguyên liệu đầu vào.

Không để phải thay cây cà phê bằng cây trồng khác
Nỗi lo đầu tiên của người trồng cà phê Mường Ảng xưa nay là đầu ra. Khoan bàn chuyện giá cả để tập trung vào việc có bán được không, có bị “bao vây cấm vận” hay không? Một tin vui được chính nông dân chia sẻ là chưa năm nào bán cà phê dễ như năm nay. Có lẽ vì giá rẻ quá, chỉ cần túi tiền nhàng nhàng là làm được đại lí. “Không bán cho họ, họ còn giận”. Có điều, đó toàn là những đối tượng thuộc loại “đại lý chỉ trỏ”. Để đưa được sản phẩm cà phê ra khỏi thị trường Mường Ảng, vẫn chỉ là vài gương mặt “có thế lực” mà mọi người dân đều biết.
Trong bản phương hướng hoạt động 5 năm tới của Hội cà phê Mường Ảng thể hiện trong Đại hội Hội cà phê Mường Ảng lần thứ nhất, diễn ra vào sáng ngày 14.11.2013, có rất nhiều nhiệm vụ được vạch ra một cách “đúng đường” cho người trồng cà phê Mường Ảng: Phải tạo ra sản phẩm chất lượng sạch, thân thiện với môi trường; nâng cao năng suất; xây dựng thương hiệu; Phát triển sản xuất cà phê theo tiêu chuẩn Việt Nam 4193: 2005; hay UTZ Certified (chứng chỉ toàn cầu về sản xuất sạch); theo bộ quy tắc 4C (cà phê sạch và bền vững); VietGap (tự nguyện thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam)...

 Đại hội Hội cà phê Mường Ảng lần thứ nhất với nhiều kỳ vọng của người trồng cà phê.

Muốn thực tế kì vọng lập “Thương hiệu mạnh”, “Thương hiệu uy tín” và hướng đến “Thương hiệu bền vững”, về phía người nông dân cần nghiêm chỉnh áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Ai đã đến tham quan 42 hộ dân ở thị trấn Đắk Hà - Kon Tum làm mô hình trồng cà phê sạch theo tiêu chuẩn của tổ chức quốc tế Flo (tổ chức quốc tế về thương mại công bằng) sẽ thấy hiệu quả to lớn và khả năng “né lỗ” của họ. 1 kg bán ra được hỗ trợ từ 200 - 400 đồng. Ngoài ra, mỗi kg cà phê xuất khẩu, nhà nhập khẩu phải đóng 9.000 đồng tiền phúc lợi đầu tư cho cộng đồng. Về tính an toàn ký gửi hàng vào doanh nghiệp, sản phẩm bán đều được tổ chức Flo kiểm soát và báo lại cho các hội viên.
Mới rồi ở Mường Ảng có 1.783 hộ sản xuất cà phê (chia làm 10 nhóm) ký hợp đồng 4C với Doanh nghiệp tư nhân cà phê Minh Tiến, trụ sở tại 32/178 Thái Hà - Đống Đa - Hà Nội. Giám đốc Chi nhánh cà phê Điện Biên Phạm Tuấn Đạt khẳng định: Thành viên kí hợp đồng 4C bán sản phẩm cho Minh Tiến sẽ được hỗ trợ 100 đồng/kg quả tươi; 300 đồng/kg cà phê trấu. Mừng thì dĩ nhiên là mừng, nhưng tất cả mới chỉ bắt đầu. Với quan điểm không để phải thay cây cà phê bằng cây trồng khác, xin lưu ý một thời Mường Ảng từng có phương thức “chuyển đổi cơ cấu cây trồng” với gần trăm héc ta cà phê bị đốn hạ, mà không thể tiếc thương, níu giữ...

22 nhận xét :

  1. Hội thảo, hội nghị là chỗ để bốc phét và bốc thơm... Quá hay! Quá đúng và quá đau!

    Trả lờiXóa
  2. Có người thắc mắc (tất nhiên người này vừa là lãnh đạo, vừa không trồng cà phê), rằng định mức đầu tư 1ha cà phê/năm của huyện Mường Ảng đã ấn định rồi, chỉ hết có 40 triệu đồng thôi (không biết cái định mức ấy được "ban hành" từ những năm nào?). Bài báo nói đầu tư 75 triệu đồng/ha/năm là quá nhiều (tất nhiên là quá sai).
    Chuyện chưa có gì đáng nói nếu như sáng hôm qua (26/11/2013), BT, CT và PCT huyện Mường Ảng "triệu tập" Chủ tịch Hội cà phê Mường Ảng đến để được nghe về việc này; Chủ tịch Hội cà phê Mường Ảng rụt rè cho biết, đầu tư 75 triệu đồng/ha/năm là “quá sai”, vì, nếu tính hết các chi phí thì phải mất từ 90 đến 120 triệu đồng/ha/năm cơ...
    Đúng là thật như nông dân!

    Trả lờiXóa
  3. Hãy bắt ngay tay Chủ tịch Hội cà phê Mường Ảng , vi tội nói sai ý lãnh đạo. Bắt xong, di lý về công an Bác Giang để "điều tra" cho ra tội tử hình.! .

    Trả lờiXóa
  4. Nếu thế thì cả cái tay tác giả bài viết này cũng phải lãnh án, ít nhất là chung thân, bác Chi Pheo hien dai ạ.
    Cho hai tay nông dân này chết một hố luôn!

    Trả lờiXóa
  5. Các bác bàn xôm quá, cho em góp tý.
    Hôm qua có anh nhà báo TTXVN phụ trách Văn phòng Điện Biên hỏi em: Cà phê trấu là giống cà phê gì? Em buồn cười quá. Mà cũng chính vì sợ người khác cười mình nên cho em hỏi ạ. Em thấy giá bán cà phê của Mường Ảng đang là 5,5 ngàn đồng/1kg, mà 1 ha thu 15 tấn quả tươi đem nhân với giá ấy bằng 82,5 triệu. Các bác nông dân chỉ đầu tư hết có 75 triệu/ha/năm thì phải lãi 7,5 triệu đồng chứ sao lại lỗ mỗi ha hơn 15 triệu?

    Trả lờiXóa
  6. Tác giả trả lời sao đay? Đó là cách viết "bóp méo" thông tin cho theo í của mình chăng ?...?

    Trả lờiXóa
  7. Trước khi trả lời bạn “Dân Quy Hoạch” và bạn "Nặc danh12:28 Ngày 28 tháng 11 năm 2013" tôi xin chân thành cảm ơn các bạn đã quan tâm tới đời sống người nông dân thông qua bài viết!

    Và, trước khi bàn với các bạn, xin nói một câu thế này: Nhà báo là người giúp độc giả đi đến tận “mục sở thị” nhân vật của mình (nếu có), sự kiện mình quan tâm để phản ánh (tất nhiên là nhiều chiều), vậy nên chỉ các nhà báo viết bài bằng cách xin báo cáo mới thiếu (thậm chí cả thừa) một cái gì đó.

    Lẽ thường tình, chỉ nên lại lời với những người có tên có mặt, tuy nhiên việc này không ít người đang quan tâm nên tôi xin nói thế này:

    * Cách tính của bạn “Dân Quy Hoạch” hoàn toàn giống cách tính của một số báo cáo, thậm chí là giống cách lấy tin của các nhà báo cưỡi ngựa xem hoa.

    + Cây cà phê chè (arabica) cơ bản cho thu hái bằng hình thức dùng tay hái từng quả chín. Chín đến đâu hái đến đó. Vì thế, để thu hoạch xong một vụ các nhà vườn phải thu từ 6 - 8 lứa (tùy thuộc vào mỗi hộ dân, có thời gian và con người chừng nào), vì thế mà mỗi lứa chín nhiều chín ít, công - giá khác nhau.

    Về tỉ lệ nhân cũng thế, lứa đầu (chín bói) tỉ lệ (cà phê trấu khô/quả tươi) là trên dưới 12% (ở đây lấy tiêu chuẩn chế biến như bài viết đã nêu). Lứa thứ 2: khoảng 13 % - 14%; lứa 3: 15% - 17%; lứa 4: 18 % - 20% (hoặc trên 20% nhưng không nhiều); lứa 5, 6, 7… lại giảm theo tỉ lệ tương tự. Riêng lứa cuối cùng được xem gần như lứa 1.

    + Từ thực tế trên, giá thu hái và giá bán được tính tương đối như sau (tính theo giá thực tế vụ cà 2013 tại Mường Ảng):
    - Lứa 1: Giá thuê hái = 2.000 đồng/kg; Giá bán quả tươi = 2.000 đồng/kg
    - Lứa 2: Giá thuê hái = 1.800 đồng/kg; Giá bán quả tươi = 2.500 - 3.000 đồng/kg.
    - Lứa 3: Giá thuê hái = 1.600 - 1.700 đồng/kg; Giá bán quả tươi = 4.000 - 5.000 đồng/kg.
    - Lứa 4: Giá thuê hái = 1.500 đồng/kg; Giá bán quả tươi = 5.500 đồng/kg
    - Lứa 5: Giá thuê hái = 1.600 đồng/kg; Giá bán quả tươi = 5.200 đồng/kg
    - Lứa 7: Giá thuê hái = 1.700 đồng/kg; Giá bán quả tươi = 5.000 đồng/kg
    - Lứa cuối (tuốt): Giá thuê hái = 1.000 đồng/kg; Giá bán quả tươi = 3.000 đồng/kg.

    Giới hạn comments có hạn, vậy nên tôi nhờ các bạn tự tính hộ giá thuê thu hái và giá bán bình quân.

    Việc làm quá quen thuộc này được hơn 2.000 hộ làm cà phê Mường Ảng biết, và rất nhiều đại lí, công ty thu mua cà phê biết, chỉ có các nhà hoạch định chiến lược nói chung về cây cà phê lại cố tình không biết. Đặc biệt thưa bạn "Nặc danh12:28 Ngày 28 tháng 11 năm 2013"! Nếu bạn còn gì nghi ngờ, cá nhân tôi (Nguyễn Đức Lợi, ĐT: 0988.978.109) kính mời bạn về thực tế, thậm chí sẽ bớt chút kinh phí khó khăn của gia đình để nuôi bạn một năm trên ha cà phê mà bạn quan tâm!
    Kính!

    Trả lờiXóa
  8. Vâng ạ. Cảm ơn bác đã cho em cứ gọi là vỡ nát. Như cơ mà em cũng trình cụ thể như thế mmaf sao trên lại gạt nhỉ?

    Trả lờiXóa
  9. nHư ngành xăng dàu ấy. Kêu lỗ nhưng vẫn phát trển mở rộng diện tích cà phê. Kêu đói nhưng chả ai chết đói.

    Trả lờiXóa
  10. anh nguyễn đức lợi ơi thông cảm cho em nhé đến viết cái chữ em cũng chẳng biết viết thế nào nhưng nói thì xin lỗi anh em nói như rồng leo luôn tất nhiên là em nói có lý ấy. cán bộ nói đầu tư 4 chục triệu cho 1 hécta là mới chỉ có tiền phân làm cỏ phun thuốc rồi thôi à thế quả thì vứt đi không hái à. người làm cà phê bây giờ phải mua quả của chính mình làm ra đấy các lãnh đạo huyện mường ảng có biết không ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bảo người khác "viết cái chữ em cũng chẳng biết viết thế nào", trong khi mình lại không biết viết hoa danh từ riêng Mường Ảng? Thật xấu hổ!

      Xóa
  11. Tôi thấy anh Lợi dạo này hèn hèn thế nào ấy. Huyện Mường Ảng xảy ra bao nhiêu chuyện chẳng thấy anh lên tiếng như ngày xưa. Không hiểu anh không biết hay giả vờ không biết???
    Nếu không biết thì tôi nói cho biết nhé:
    Về chuyện cây cà phê, theo tôi anh cứ viết một bức "TÂM THƯ" gửi thẳng cho Bộ trưởng Cao Đức Phát. Số điện thoại và hòm tư kiến dân của ông, người như anh chắc chắn đã biết, tôi đảm bảo cái kiểu nói năng vừa ngu vừa mách qué như mấy bạn nặc danh trên tắt điện hoàn toàn. Tắt điện từ dự án cho dân cây giống cà phê với giá 2.000 đồng/cây (đắt gấp 3 lần giá thị trường) mà anh nhắc đến 177 ha trong bài báo ấy... tắt đi (xin nói thêm để anh tiện điều tra, số cây giống huyện cho ấy, đến giờ này, đã ai dám nói trồng là sống chưa?).
    Còn 26 dự án nông nghiệp vô cùng nát bét khiến kẻ thì giả ung thư, kẻ giả điên giả dại để trốn tránh, to thì đại loại như công trình thủy lợi làm ra để tưới… rừng ở Ngối Cáy; phá 19 ha rừng ở Huổi Chỏn (Ẳng Tở); hay dự án hàng trăm đàn ong “cho dân”có giá đắt gấp 4 lần giá bán trên thị trường nhưng chưa nuôi đã chết... Anh lên tiếng đi, đảm bảo các nhà hoạch định chiến lược nông nghiệp, nông thôn ở Mường Ảng sẽ phải biết thế nào là ăn nói lễ phép ngay.

    Trả lờiXóa
  12. đơn giản thôi các bác, đầu tư 40 triệu, thu 82,5 triệu tức là lãi 42,5 triệu rồi. vậy thì nọc 2 thằng hoạch định với thằng báo cáo ra, ấn vào tay nó 10 hécta cà phê rồi mỗi năm thu về 200 triệu theo thể thức lợi nhuận chia đôi. không làm được phạt gấp 10. chỉ cần thế thôi bệnh thành tích lòi ra ngay.

    Trả lờiXóa
  13. anh bạn nặc danh nói "nHư ngành xăng dàu ấy. Kêu lỗ nhưng vẫn phát trển mở rộng diện tích cà phê. Kêu đói nhưng chả ai chết đói." như người trên mây. người dân ai chẳng muốn phát triển, đầu tư hàng tỷ đồng giờ không nhẽ cho không anh à? chính quyền thì lại càng muốn phát triển, như bác Kẻ Lắm Chuyện vừa giãi bày ấy, thu vén mỗi dự án chừng ấy mà chả muốn phát triển thì hóa ra thần kinh à. Kể cả là ung thư thật và điên dại thật, đây cũng muốn được phát triển nhé.

    Trả lờiXóa
  14. Mình que Đắk Lắk và chính là dân trồng cà phê đây. Nhung thông tin của mình không giống của bạn... Đó là mình nói về niên vụ này . Tất nhiên, giá thị trường không thể dem noi này áp vào nơi kia.

    Trả lờiXóa
  15. Cảm ơn bạn "Kẻ Lắm Chuyện" đã đánh thức lòng kiêu hãnh trong mỗi người! Với riêng tôi: Hèn à? Ừ nhỉ! Nhưng phải chờ xem đã...

    Trả lờiXóa
  16. Chào anh Nguyễn Đức Lợi!
    Nghe thiên hạ đồn, mấy hôm rồi anh bị ai đó nhắn tin, gọi điện "dọa" có phải không anh? Tôi cũng nghe thiên hạ đồn, từ hôm có ý kiến phản hồi trên trang viencuoicancu của anh, anh đã bỏ công bỏ việc đi điều tra rất nhiều lĩnh vực, vậy bao giờ anh cho độc giả được đọc những bài điều tra tiếp theo?
    Chúng tôi được biết, người ta "mượn" ĐTV để khẳng định như đinh đóng cột rằng người dân trồng cây cà phê ở Mường Ảng đang rất có lãi, vậy là người sâu sát cùng cây cà phê từ ngày đầu tiên (1997 1998), hơn nữa lại trồng gần chục héc ta cà phê 7 - 8 năm nay, anh có ý kiến gì chăng?
    P/S: Hình như anh đang định có ý kiến gì đó về diện tích rừng và dự án cây ngô Đông ở MA..., anh cho biết thêm nhé.
    Trân trọng cảm ơn anh!

    Trả lờiXóa
  17. Cảm ơn bạn “Kẻ Lắm Chuyện” đã theo sát từng bước đi của tôi!
    Cái việc bạn lo lắng là có ai đó nhắn tin, gọi điện dọa tôi thì là không chính xác. Có người gọi, nhưng là để khẳng định thêm những điều tôi nói ở đây mà thôi.
    Còn việc ai đó nói muốn khẳng định trên truyền hình tỉnh về việc người trồng cà phê năm nay có lãi, tôi không quan tâm. Vì cái gì vốn là sự thật thì muôn đời vẫn cứ là sự thật. Bạn có hỏi (ngoài comments này), tôi xin giải đáp thắc mắc của bạn như sau:

    I/ - Không phải ở Mường Ảng không có hộ dân trồng cà phê có lãi, nhưng số đó là quá nhỏ (320 ha của Công ty cây công nghiệp Điện Biên và khoảng 300 ha của thị trấn Mường Ảng và xã Ẳng Nưa. Vì sao 2 địa phương là TT Mường Ảng (153 ha cà phê kinh doanh) và Ẳng Nưa (341 ha cà phê kinh doanh) = 494 ha mà tôi lại chỉ nói có khoảng 300 ha, là do rất nhiều ha cà phê của người thị trấn trồng ở các xã để chết, hoặc bỏ mặc (ngân hàng NN&PTNT Mường Ảng là cơ quan đau đớn nhất vì việc này) - điều này khi cần tôi sẽ chứng minh.
    - Nếu đem 620 ha cà phê kinh doanh năm 2013 có lãi, hoặc hòa, để gánh cho số 1.237 ha (1.857 ha - 620 ha = 1.237 ha) cho thu, thậm chí, dưới 5 tấn quả tươi/ha thì sẽ ra bao nhiêu?
    - Xin nói thêm số 1.857 ha cà phê kinh doanh mà tôi nêu trong bài viết chỉ là kế hoạch, còn số thực hiện 2013 là khoảng 1.650 ha mà thôi.
    - Về chuyện này, cần thiết, tôi sẽ chứng minh ở các bài viết sau, bao gồm cả việc các công ty, doanh nghiệp, cá nhân… mang cà phê ra khỏi Mường Ảng, để khẳng định một điều: tổng sản lượng cà phê trấu chưa bao giờ vượt qua con số 3.000 tấn/năm, thay vì “trên dưới 5.000 tấn” họ nói(!)

    II/ - Về rừng, tôi tiết lộ 1 chút với bạn và bạn đọc, là tôi cũng rất thích quan tâm đến rừng thực trồng (trồng sống); con số (báo cáo) về độ che phủ rừng một cách vô cùng nghịch lý…

    III/ - Về cây ngô vụ đông, con số bị sửa chữa cũng thật kinh ngạc. Vốn dĩ ở Mường Ảng, diện tích đất có thể trồng được ngô vụ đông chỉ xấp xỉ 200 ha, và chính phòng chuyên môn cũng đã hỗ trợ giống đạt 100% diện tích đó…



    Trả lờiXóa
  18. Cám ơn anh Nguyên Đức Lợi đã giải đáp những thắc mắc thuộc loại "không ngủ được" của chúng tôi. Tôi cũng xin chia sẻ với anh, và động viên anh thế này. Ở đất nước mình, đâu chỉ có ĐTV và Báo ĐBP mới là "báo chí", và mới quan tâm đến những chuyện mà anh quan tâm đâu, anh Lơi nhỉ!

    Trả lờiXóa
  19. Đuc Loi oi, nhung van đe nay hay qua, viet cho PL di. Van dung so cu ha? Co gi MT se goi.

    Trả lờiXóa
  20. có khi năm sau điện biên toàn cà phê Organic hết vì dân chả đủ tiền mua phân... cơ mà thế lại hay, mấy bác đăng ký utz đi mà xài... :))... mọi sự đều có cách giải quyết, nhưng với việc lấy lợi thế kinh doanh = chính trị như trên tây bắc mình, chắc mấy kẻ bần nông tụi em phó mặc cho số phận của cà phê điện biên thôi...

    Trẻ trâu em không dám bàn nhiều, chỉ biết rằng vài năm nữa giá cà chưa chắc đã lên... mong các bác chính quyền nhìn xa trông rộng chút cho dân đỡ khổ... :3

    Trả lờiXóa