Anh van em ở lại
nhà mà em chẳng ở. Đã gần một năm kể từ ngày người ta rủ em xuống núi, chẳng có
lá thư nào từ phía em chịu cất cánh bay về.
Cô giáo người Kinh tiếc cho lực học của em, đã vượt ba mươi cây số từ trường cấp ba huyện vào, cả nhà chỉ còn biết ôm cô mà khóc. Cha bị họ tộc, xóm giềng cười chê, vừa khóc vừa gạch tên em khỏi cuốn gia phả, quanh năm vẫn được cất kín bên nhà ông nội. Từ nay, chiếc cầu thang không còn được đón bước chân thon, gót trắng cả mắt người nhìn. Tiếng sáo anh chơ vơ, lạc lõng, chỉ còn biết cứa vào đêm những vết rách dài vô tận. Mỗi buổi lên nương về, anh vẫn ngắt một nhành hoa dại, rồi bần thần cài lên cánh cổng nhà em, để sớm hôm sau lật bật chạy sang… Nhành hoa vẫn chưa một lần vụt mất!
Cô giáo người Kinh tiếc cho lực học của em, đã vượt ba mươi cây số từ trường cấp ba huyện vào, cả nhà chỉ còn biết ôm cô mà khóc. Cha bị họ tộc, xóm giềng cười chê, vừa khóc vừa gạch tên em khỏi cuốn gia phả, quanh năm vẫn được cất kín bên nhà ông nội. Từ nay, chiếc cầu thang không còn được đón bước chân thon, gót trắng cả mắt người nhìn. Tiếng sáo anh chơ vơ, lạc lõng, chỉ còn biết cứa vào đêm những vết rách dài vô tận. Mỗi buổi lên nương về, anh vẫn ngắt một nhành hoa dại, rồi bần thần cài lên cánh cổng nhà em, để sớm hôm sau lật bật chạy sang… Nhành hoa vẫn chưa một lần vụt mất!
Thời
khắc hết năm, người mua vui cũng đã về sum vầy bên gia đình của họ. Quán bar
hết khách. Các dịch vụ giải trí, xông hơi massage… cũng tạm ngưng rồi. Em ở
đâu? Núi rừng gối xuân, cái buốt giá như được ai đó đem giấu vào trong chăn nhà
mình. Anh có lửa mẹ, lửa cha, lửa anh chị em… còn chịu không thấu, em bơ vơ
ngoài đường, cái lạnh sẽ ngày càng chui sâu vào trong xương, trong máu. Nhà
người giờ này quây quần bên mân xôi hoa, hũ rượu đào, chúc phúc vui vẻ. Nhà
mình, mẹ ngồi tựa vào lan can, đuổi cái nhìn mất hút về nơi thành phố. Cha
không gói bánh chưng, không ủ rượu, không sấy thịt khô… như những tết trước, mà
ôm cái điếu cày, thỉnh thoảng thở ra đám khói màu than nứa, thiểu não và chậm
chạp như cái tuổi bảy lăm của ông. Ngày ngày, miệng người nào người nấy ngủ say
như uống phải rượu sơ, rượu ngải.
Thỉnh thoảng cái Vinh vẫn sang nhà tìm
em để học thêu bó ban bó bua... . Vinh thêu được mười sáu khăn piêu rồi đấy,
thế là chỉ còn sáu chiếc nữa, Vinh sẽ theo người ta về bản bên làm vợ. Cái Lả
thì bảo đợi em, hai đứa đã thề cùng lấy chồng một ngày nên chần chừ chẳng chịu
động kim. Anh nhớ nhất là những buổi chiều tà, em đội xiêm áo lên vai tắm, nước
Huổi Khoang reo trắng cả từng viên cuội. Đàn chim cu xanh cứ lượn mãi, đến quên
cả đường về tổ. Em đi rồi, con nước Huổi Khoang chỉ chảy đến nửa chừng rồi chui
đi đâu mất...
Anh
vẫn sang chẻ củi, gánh nước và phơi rơm dự trữ cho lũ trâu ăn tết. Cha bảo anh
về đi, cái mặt bẩn còn rửa được, cái bụng con gái cha bẩn anh có rửa cả đời vẫn
không hết mùi ô uế, hôi tanh. Nhưng anh không về. Anh đợi em! Cha tưởng anh
muốn xin làm con trai của cha, nên cha đã sang mường khác mời thầy mo, mồng một
tết năm nay đến nhà, cắt máu anh, cắt máu cha, cắt máu mẹ hòa vào rượu làm lễ
“uống nhập họ”. Lúc đó anh sẽ chính thức trở thành con cả của cha, anh cả của
em… Hôm qua có một đám xã bên, chẳng biết nhờ ai mách đã mang sính lễ sang nhà
xin em về làm vợ. Mẹ chỉ khóc. Cha bảo em đi rừng bị hổ ăn thịt rồi. Nhà họ đem
lễ về trong cuộc nói cười rổn rảng.
Anh
cũng về xin mẹ mang lễ sang nhà. Cha em chậm rãi bảo: “Nếu muốn làm con trai
thì mồng một tết hãy sang, còn làm con rể thì lên thành phố mà bàn chuyện”. Anh
khuất phục mẹ, đem nhẫn cỏ đi tìm em, nhưng tất cả những nơi anh đến đều không
có em ở đó. Một chiếc nhẫn khô úa trên tay anh, chiếc còn lại anh cất ở trong
lòng để chờ ngày em hoa phai sắc tàn mà quay về với núi.
Bên
giậu nhà người, cành đào đã bắt đầu khoe ra những cái nụ chắc khỏe, bụ bẫm và
xinh xắn. Ngõ nhà mình vắng lạnh tiếng bước chân./
Núi
Sầu, 26.12.2009
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét