Độ
dăm bảy ngày người ta lại xếp gọn mọi lo toan vào góc nhà, để mau mải lên chợ.
Chợ phiên - cái nơi được coi là “kho tài sản tinh thần” của cả vùng biên viễn,
treo lơ lửng trên mãi mây xanh ấy, người ta có mọi thứ; kể cả những ai đã trót
quên mất mình thì cũng sẽ tìm lại được chính mình.
Có thứ gì thì mang lên chợ thứ nấy: con lợn cắp nách, hòn đá mài, mớ rau sắng, vài củ măng, xiên nấm… Người không có gì thì mang lên chợ mái tóc được chải chuốt cẩn thận sau cả tháng không để ý tới, và một chiếc lá cây vặt ở ngang đường. Chợ xa, đường dốc thì đi từ sớm hôm trước với mong ước được cùng bạn tình tận hưởng niềm hạnh phúc ngồi ngủ gà trong mờ mịt hơi sương,… Tỏ đất hôm sau, mở lòng khao nhau tô thắng cố còn nặng mùi dịch vị, bát rượu ngô như phết keo vào lưỡi… rồi tay trong tay, mang cái lâng khâng đã rơi bớt thẹn thùng, đi khắp một vòng núi như khoe với cả dải biên cương về cái sự mới của đời mình.
Có thứ gì thì mang lên chợ thứ nấy: con lợn cắp nách, hòn đá mài, mớ rau sắng, vài củ măng, xiên nấm… Người không có gì thì mang lên chợ mái tóc được chải chuốt cẩn thận sau cả tháng không để ý tới, và một chiếc lá cây vặt ở ngang đường. Chợ xa, đường dốc thì đi từ sớm hôm trước với mong ước được cùng bạn tình tận hưởng niềm hạnh phúc ngồi ngủ gà trong mờ mịt hơi sương,… Tỏ đất hôm sau, mở lòng khao nhau tô thắng cố còn nặng mùi dịch vị, bát rượu ngô như phết keo vào lưỡi… rồi tay trong tay, mang cái lâng khâng đã rơi bớt thẹn thùng, đi khắp một vòng núi như khoe với cả dải biên cương về cái sự mới của đời mình.
Không
chỉ có thanh niên mới nóng lòng chờ cái ngày may mắn, như thể chính mình vừa tự
thưởng cho mình một món quà; mà ngay cả các cụ già tám chín mươi xuân cũng lóc
cóc gánh tuổi tác của mình lên chợ. Chẳng để mua bán gì cả. Càng chẳng để hưởng
thụ vật chất thường tình. Đã từ lâu, rượu không còn linh ứng với cốt gân, và
với cả khí phách dũng mãnh như con hổ trên đỉnh núi Pu Luông quanh năm phủ đầy
sương trắng nữa. Những cuộc “thách đấu” phi ngựa bắn nỏ, đấu khèn, đấu tiêu,
đấu tù lu, đấu rượu… để giành bạn tình, hay đôi khi chỉ là xếp hạng tài năng,
phân cấp sức khỏe… cũng lãng xa cách nay đã mấy chục năm, không còn lay động gì
đến cổ lòng trắc ẩn. Đôi mắt nặng trĩu màu thời gian, khiến cây cổ thụ trong
rừng sâu cũng còn phải ngại, chậm chạp rà như đếm từng ngọn cỏ, từng cọng mây…
từ đầu chí cuối chợ, gặp ai trạc tuổi “cổ thụ” là sán lại, tìm một thứ gì đó,
xa thăm thẳm! Khi cái đầu gối đã thua nỗi khát khao, thì đến lượt đôi tai năm
tháng đã xói mòn, vóng lên từ một gốc cây, bờ đá, phên mây… nào đó, lắng lọc
trong tiếng ồn ã của mặc cả, hoặc lách vào các kẽ hở của cuộc hòa tấu đàn môi,
kèn lá, khèn bè… xem có nốt nhạc nào rung động sợi dây linh cảm của mình không…
Có
người may mắn sau cả trăm phiên chợ như thế, đã gặp lại hồi ức ngày xưa. Kết
thúc một ánh mắt xác nhận, chẳng ai còn thấy họ đâu nữa. Người vợ, người chồng
cùng theo xuống chợ, chỉ còn biết tự trách mình không may mắn tìm thấy nửa nhớ,
đành lặng lẽ ra về, bắc ghế ngồi chờ “cái gối” của mình mau chóng “hết chuyện”
để yên chí quay về với đàn con đã tới thì… “thách đấu”. Hầu hết là đến hồi vãn
chợ, hoặc sắm cái lưỡi cày, viên thuốc cảm… hoặc lặng lẽ móc mươi ngàn dành dụm
cả tuần ra, đổi lấy một bát rượu ngô nặng quắn môi, làm một hơi cạn cháy rồi
thui thủi ra về. Dọc đường, rượu ngấm chỗ nào là lăn ra chỗ đó. Gặp người
thương cảm, không ngại tụt xuống ngựa, khiêng đặt giúp vào vệ cỏ. Người vô tình
thúc hai gót chân vào hông, con “thiên lý mã” hí một tiếng long trời rồi chụm
giò nhẩy vụt như một cơn gió, qua cái “xác” cong queo nằm chắn ngang đường…
Khi
rượu dã cũng là lúc niềm tin vào một cơ hội mới lại được nhen nhóm trong lòng.
Đôi chân khô mòn như được tiếp đủ động lực, cuốc phăm phăm trên con đường ghềnh
gập, để về cái nơi đã vẹn bề gia thất, và bắt đầu phấn đấu tiếp cho kế hoạch
tằn tiện, sao cho vừa đủ đổi một bát rượu, với hy vọng, bát “rượu soi đường” sẽ
được sẻ làm hai ở phiên chợ sau. Chỉ cần một nửa cơ số men cay ấy thôi, cũng
vừa đủ chớm đến ngưỡng la đà, rồi vụt biến thành nguồn năng lượng sạch, phục vụ
cho cuộc hàn huyên quên bản, quên nhà… nhưng lại nhớ mãi cái ngày chợ phiên,
cho đến khi tuổi tác đốt cháy cả dãy thời gian!
Giào
San, 14.01.2010
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét